Tranh cãi việc bốc thăm môn thứ ba thi vào lớp 10
Nhiều ý kiến đánh giá việc này khiến kỳ thi lớp 10 trở nên may rủi, tạo áp lực cho học sinh. Song cũng không ít ý kiến ủng hộ, cho rằng như vậy tránh tình trạng học lệch và sẽ chấm dứt được tình trạng mỗi địa phương quy định tuyển sinh một kiểu như hiện nay.
Hà Đình Trang, học sinh trường THCS - THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, đang nỗ lực học và ôn tập theo hướng dẫn của thầy cô giáo. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất ngoài 2 môn thi là Ngữ văn và Toán, sẽ bốc thăm môn thi thứ 3 và môn học này sẽ được công bố trước ngày 31/3 hàng năm khiến em khá lo lắng: "Em rất lo lắng vì năm nay bọn em sẽ có những môn tích hợp như Địa lý - Lịch sử và Khoa học tự nhiên, vậy nên khả năng bốc thăm vào hai môn này sẽ cao. Nội dung ôn tập và kiến thức của chúng em sẽ tăng lên rất nhiều".

Một số phụ huynh và giáo viên cũng cho rằng kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang rất áp lực, nên nếu thực hiện phương án này, cùng với việc khối lượng kiến thức học tập của học sinh tăng lên thì sẽ tạo thêm gánh nặng tâm lý cho cả học sinh, phụ huynh và các nhà trường.
Tuy vậy, nhiều ý kiến cũng cho rằng phương án này sẽ làm giảm tình trạng học tủ, học lệch của học sinh. Bà Nguyễn Thị Lý, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du (Hà Nội) nêu ý kiến: "Nếu thi xác định một môn nào đấy thì học sinh sẽ học tủ, học lệch và các con sẽ có tinh thần học đối phó, chống đối các môn khác. Và tôi hoàn toàn ủng hộ phương án của Bộ Giáo dục và Đào tạo".
Một số ý kiến cho rằng, theo chương trình giáo dục phổ thông mới, bậc trung học cơ sở chính là nền tảng cơ bản để các em có thể ứng dụng vào thực tiễn sau khi hoàn thành chương trình, nên việc học đều các môn ở cấp học này là rất cần thiết. Trong thực tế, hiện các trường triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo kiến thức vững vàng cho học sinh ở tất cả các môn.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập hiện do các địa phương chủ động tổ chức về số môn, thời lượng, đề thi. Năm học 2024-2025, học sinh lớp 9 học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, nên một số địa phương đã có dự kiến về môn thi cũng như cấu trúc, định dạng đề thi cho kỳ thi vào lớp 10. Nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo có những quy định tiêu chí khung cho cả nước, trong đó có quy định về lựa chọn môn thi thứ 3 theo hình thức bốc thăm ngẫu nhiên, sẽ tránh được tình trạng mỗi nơi tổ chức thi và tuyển sinh một kiểu như hiện nay.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, đây là điểm mới chưa có tiền lệ trong tổ chức thi và tuyển sinh lớp 10 công lập nên sẽ có những rủi ro, vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tính toán kỹ lưỡng và có giải pháp phù hợp cho cả lộ trình thực hiện.


Đến nay các địa phương đã chốt phương án tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2025 - 2026. Trong đó có ba tỉnh tổ chức xét tuyển (chỉ thi tuyển với trường chuyên) gồm Vĩnh Long, Gia Lai, Cà Mau.
Các trường đại học năm nay vẫn dành hàng nghìn chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển học bạ, chủ yếu xét dựa vào điểm trung bình 6 học kỳ hoặc điểm cả năm lớp 12.
Với quyết định miễn học phí từ bậc mầm non đến hết cấp trung học phổ thông công lập trên toàn quốc, nhiều cơ hội học tập và sự bình đẳng sẽ được mở ra với tất cả các em học sinh.
Làm thế nào để bảo vệ những nhà giáo chân chính, giữ gìn sự tôn trọng của xã hội với nghề giáo trong bối cảnh hiện nay? Đài Hà Nội đã có cuộc trao đổi về vấn đề này với TS. Hoàng Trung Học - Chuyên gia tâm lý học trường học, Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục.
Quy định mới về dạy thêm, học thêm hướng tới bảo vệ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nâng cao ý thức của giáo viên để nói "không" với dạy thêm trái quy định.
Cuộc thi “Sứ giả du lịch” năm học 2024-2025 dành cho học sinh các trường THCS trên địa bàn quận Ba Đình đã góp phần lan tỏa tinh thần yêu nước, yêu Hà Nội.
0