Tranh cãi về kiểm duyệt thông tin tại Mỹ
Thay đổi này không chỉ ảnh hưởng tới hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới, mà còn làm dấy lên nhiều tranh cãi về quyền tự do ngôn luận cũng như nguy cơ xuất hiện nhiều nội dung gây hại và thông tin sai lệch trên các mạng xã hội hiện nay.
Trong tuyên bố qua video được chia sẻ trên Facebook, tỷ phú Mark Zuckerberg, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Meta thừa nhận hệ thống kiểm duyệt phức tạp của tập đoàn này đã gây ra nhiều vấn đề. Quá nhiều nội dung không vi phạm đã bị gỡ bỏ khỏi nền tảng một cách không cần thiết, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.
Với quyết định giải thể đội ngũ kiểm duyệt, Meta được cho là đang theo gương mạng xã hội X của tỷ phú Elon Musk, khi triển khai một hệ thống kiểm duyệt thông tin do chính cộng đồng người dùng mạng xã hội điều hành. Mô hình này sẽ chính thức ra mắt trong vài tháng tới.
Giám đốc điều hành tập đoàn công nghệ Meta, ông Mark Zuckerberg cho biết: “Tôi bắt đầu xây dựng phương tiện truyền thông xã hội để mọi người có tiếng nói. Tuy nhiên, cuộc bầu cử tại Mỹ gần đây giống như một bước ngoặt văn hóa hướng đến việc ưu tiên quyền tự do ngôn luận một lần nữa. Vì vậy, chúng tôi sẽ quay trở lại với mục tiêu ban đầu của mình, tập trung vào việc giảm lỗi kiểm duyệt, đơn giản hóa các chính sách và khôi phục quyền tự do ngôn luận trên các nền tảng của chúng tôi”.
Meta lần đầu tiên ra mắt chương trình kiểm duyệt thông tin năm 2016, nhằm ngăn chặn việc lan truyền các thông tin sai lệch, gây chia rẽ người dân Mỹ. Đến năm 2023, chương trình này đã được mở rộng hoạt động tới gần 100 tổ chức với hơn 60 ngôn ngữ trên toàn cầu.
Thay đổi mới của Meta được xem là cuộc cải tổ lớn nhất của gã khổng lồ công nghệ này trong việc quản lý nội dung trên mạng xã hội, đặc biệt là các nội dung chính trị. Nhiều chuyên gia theo quan điểm bảo thủ đã ủng hộ sự thay đổi của Meta, khẳng định các nền tảng truyền thông xã hội cần tạo điều kiện, chứ không phải hạn chế các cuộc trò chuyện.
Ông Jon Schweppe, Giám đốc chính sách tại American Principles Project, cho hay: “Tôi thích ý tưởng dân chủ hóa việc kiểm duyệt nội dung trên thực tế. Mọi người nên được tự do trò chuyện và nền tảng mạng xã hội chỉ đóng vai trò là trọng tài công bằng, bạn biết đấy, xác định điều gì nên được ưu tiên và điều gì không”.
Trong khi đó, một số ý kiến lo ngại về nguy cơ lan truyền các thông tin sai lệch trên mạng xã hội, bất chấp việc Meta khẳng định hệ thống mới sẽ tập trung vào các hành vi bất hợp pháp và có mức độ nghiêm trọng cao, trong đó có khủng bố và ma túy.
Bà Jillian York, giám đốc phụ trách quyền tự do ngôn luận quốc tế tại Electronic Frontier Foundation, cho biết: “Tôi luôn ủng hộ quyền tự do ngôn luận hơn trên các nền tảng mạng xã hội. Nhưng chúng ta đang ở một kỷ nguyên khác trước kia rất nhiều. Mọi người có kỳ vọng về sự an toàn trên các nền tảng này. Tôi cho là thông tin sai lệch sẽ tràn lan trên mạng xã hội”.
Theo hãng tin CNN, sự thay đổi trên xuất hiện trong bối cảnh ban lãnh đạo Meta đang nỗ lực cải thiện đường lối theo hướng trung dung hơn, nhằm duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trước thềm lễ nhậm chức cuối tháng này.


Bộ trưởng Quốc phòng Ả rập Xê út, Hoàng tử Khalid bin Salman đã có chuyến thăm chính thức tới Iran và gặp gỡ nhiều lãnh đạo cấp cao nước chủ nhà.
Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ (CENTCOM) thông báo đã thực hiện cuộc không kích vào cảng dầu Ras Isa, nằm ở phía Tây Yemen, nhằm phá hủy cơ sở hạ tầng cung cấp nhiên liệu cho lực lượng Houthi.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và Đặc phái viên Steve Witkoff đã tham gia cuộc hội đàm cấp cao với các quan chức Ukraine và châu Âu tại Thủ đô Paris, Pháp, thảo luận về những nỗ lực tìm kiếm hòa bình trong cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17/4 cho biết, Ukraine và Mỹ có thể ký một thỏa thuận khoáng sản vào tuần tới.
Lực lượng Hamas vừa tuyên bố bác bỏ đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel, khẳng định chỉ chấp nhận một thỏa thuận toàn diện bao gồm chấm dứt chiến sự, trao đổi tù nhân và tái thiết Gaza.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm 17/4 đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio, tập trung vào tình hình Ukraine và các nỗ lực ngoại giao đang diễn ra tại châu Âu.
0