Tranh cãi về công thức thuế quan thương mại của ông Trump
Theo đó, công thức thuế thương mại mà chính quyền Trump áp dụng khá đơn giản: lấy thâm hụt thương mại hàng hóa giữa Mỹ và một quốc gia, chia cho lượng xuất khẩu của quốc gia đó sang Mỹ, rồi chuyển thành tỷ lệ phần trăm. Sau đó, mức thuế sẽ được điều chỉnh bằng cách cắt giảm một nửa con số này, với mức thuế tối thiểu là 10%.
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho biết, thuế được xác định dựa trên nhiều yếu tố như kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, biến động về nhu cầu, sự khác biệt về thuế tiêu thụ, hoạt động thao túng tiền tệ.
Tuy nhiên, cách tính này đã gây ra những bất hợp lý khi áp dụng vào thực tế. Chẳng hạn, Đảo Heard và Quần đảo McDonald ở Nam Cực, nơi không có giao dịch thương mại đáng kể với Mỹ, phải chịu mức thuế 10%. Madagascar, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với GDP bình quân đầu người chỉ hơn 500 USD, lại phải chịu mức thuế lên tới 47% đối với lượng xuất khẩu trị giá 733 triệu USD, bao gồm vani, kim loại và hàng may mặc.
Theo các nhà phân tích, các quốc gia nghèo như Madagascar, Lesotho sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi mức thuế này, vì họ không có khả năng nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ với số lượng lớn. Mức thuế cao đối với các quốc gia này có thể làm trầm trọng thêm khó khăn kinh tế của họ.
Nhà kinh tế Thabo Qesi cho rằng: "Mức thuế quan trả đũa 50% mà chính phủ Mỹ áp dụng sẽ hủy hoại ngành dệt may và may mặc ở Lesotho, vì đây là một trong những ngành sử dụng lao động lớn nhất tại đây. Nếu ước tính sơ bộ, mỗi công nhân dệt may nhận được 2.000 maLoti mỗi tháng, thì tổng số tiền lưu thông trong nền kinh tế sẽ là khoảng 80 triệu maLoti mỗi tháng".
Ngay cả các nền kinh tế phát triển như Liên minh châu Âu cũng không tránh khỏi tác động tiêu cực. EU phải đối mặt với mức thuế lên tới 20%, cao gấp bốn lần mức thuế trung bình mà Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ước tính.
Trong khi đó, chính quyền Trump bảo vệ công thức này là hợp lý, cho rằng nó phản ánh chính xác các rào cản thuế quan và phi thuế quan. Phát biểu trên chuyên cơ Không lực Một, ông Trump ví nước Mỹ như một bệnh nhân đang cần phẫu thuật, do đó phản ứng lao dốc của thị trường tài chính sau thông báo thuế quan hôm 2/4 là hoàn toàn bình thường.
Ông Trump cũng để ngỏ khả năng sử dụng thuế quan như một công cụ đàm phán với các quốc gia khác.


Thị trường tài chính toàn cầu đã khởi sắc sau khi các quan chức Mỹ và Trung Quốc thông báo đạt được những tiến triển tích cực trong đàm phán thương mại.
Tổng thống Vladimir Putin dường như cho thấy mong muốn thực sự của Nga trong việc giải quyết hòa bình cuộc xung đột Ukraine khi đề xuất đàm phán trực tiếp với Kiev.
Một nhóm 49 người Nam Phi da trắng đã rời sân bay quốc tế O.R. Tambo ở Johannesburg để bay sang Mỹ vào rạng sáng ngày 11/5 theo giờ Việt Nam, đánh dấu đợt di cư đầu tiên theo chương trình tị nạn được khởi xướng dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong ngày 12/5 cho biết, cuộc đàm phán thương mại với Mỹ tại Thụy Sĩ đã diễn ra một cách thẳng thắn, sâu sắc và mang tính xây dựng, đồng thời ghi nhận những tiến triển thực chất trong nhiều nội dung quan trọng.
Lực lượng Vũ trang Ấn Độ tuyên bố đã hoàn thành các mục tiêu quân sự quan trọng, sau loạt đòn tấn công nhằm vào các cơ sở bị cáo buộc là của khủng bố tại Pakistan và khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát.
Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ nhận được món quà là một chiếc máy bay hạng sang Boeing 747-8 từ hoàng gia Qatar trong chuyến công du tới Trung Đông. Chiếc máy bay được mệnh danh là “cung điện trên không”, có thể được ông Trump sử dụng làm chuyên cơ dành cho Tổng thống.
0