Tràn lan dịch vụ học hộ, thi hộ trên mạng xã hội
Nguyễn Ngọc Huyền, sinh viên năm thứ 2 một trường đại học ở Hà Nội cho biết, nhiều sinh viên do đi làm thêm để kiếm tiền nên đã rủ nhau tìm người đi học hộ và thi hộ. Ở trong ký túc xá, bạn nào có nhu cầu thì báo nhau và tạo các nhóm kín giúp nhau đi học để điểm danh hoặc thi hộ. Đa phần các bạn đi học, điểm danh giúp nhau và chỉ lấy từ 100.000 đồng/tiết.
Theo PGS.TS Trần Thanh Giang - Trưởng ban quản lý đào tạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, nguyên nhân chính phụ thuộc vào ý thức của sinh viên. Những sinh viên lơ là việc học chắc chắn sẽ không đạt được thành tích cao, thậm chí không thể qua môn. Kiến thức là trang bị riêng của mỗi cá nhân, sinh viên có thể trót lọt thuê người học hộ, thi hộ một lần hay vài lần nhưng chắc chắn không thể thuê được cả đời.
Trao đổi về thực trạng này, luật sư Nguyễn Tiến Hùng, liên đoàn luật sư Việt Nam cho biết học hộ, thi hộ là hành vi trái pháp luật giáo dục. Đặc biệt, trong trường hợp làm giả thẻ sinh viên, chứng minh nhân dân, căn cước công dân để đi thi hộ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Đây là các loại giấy tờ xác nhận về nhân thân do cơ quan có thẩm quyền cấp cho công dân trong một độ tuổi nhất định về những đặc điểm cá nhân được sử dụng trong quá trình đi lại, thực hiện các thủ tục hành chính và các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Để kiểm soát tình trạng học hộ, thi hộ, các nhà trường đã và đang triển khai một số biện pháp cụ thể và hiệu quả như: tăng cường việc giám sát thi cử bằng cách lắp đặt hệ thống camera trong phòng thi và tổ chức cho Phòng Công tác sinh viên kiểm tra thường xuyên; điểm danh bằng camera, áp dụng thí điểm công nghệ nhận diện khuôn mặt để đảm bảo sinh viên tham gia thi là đúng người. Đồng thời, đẩy mạnh giáo dục ý thức về đạo đức học đường và trách nhiệm cá nhân của sinh viên trong học tập và thi cử. Trước hết, sinh viên cần nhận thức rõ rằng việc học hộ, thi hộ không chỉ vi phạm quy định của nhà trường mà còn đi ngược lại giá trị đạo đức và trách nhiệm cá nhân. Hậu quả của hành vi này có thể rất nghiêm trọng, từ việc bị kỷ luật, đình chỉ học tập cho đến ảnh hưởng lâu dài đến danh dự và sự nghiệp sau này.


Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.
Trong gần 126.300 bài thi đánh giá năng lực được chấm, điểm trung bình của thí sinh là 618,4 điểm; có 142 thí sinh đạt trên 1.000 điểm; điểm thi cao nhất là 1.060 điểm và thấp nhất là 40 điểm.
Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 toàn thành phố Hà Nội có kết quả thi thử thấp báo động, cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp THPT của nhiều em học sinh.
Bô Giáo dục và Đào tạo sẽ mở cổng trực tuyến để thí sinh cả nước có thể thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trên hệ thống quản lý thi của Bộ từ ngày 15/4.
Ngày hội hướng nghiệp – tuyển sinh đang trở thành một hoạt động ý nghĩa trong mùa tuyển sinh đại học năm nay, là dịp để học sinh lớp 12 tiếp cận thông tin tuyển sinh mới nhất và kết nối với các chương trình đào tạo phù hợp.
Sự kiện “Nguyệt Vũ” diễn ra thành công tại tỉnh Yên Bái. Đánh dấu chặng cuối trong chuỗi hoạt động mùa thứ 6 của Libreria Project - một dự án cộng đồng, hướng tới phát triển văn hóa đọc và thu hẹp khoảng cách giáo dục cho học sinh vùng khó khăn.
0