Trầm cảm sau khi lấy chồng

Vợ chồng đến với nhau không ai là hoàn hảo hay hoàn toàn phù hợp. Trong cuộc sống chung, mâu thuẫn vợ chồng là điều không tránh khỏi khi hai người đến với nhau từ hai môi trường khác biệt. Nếu ai cũng muốn thắng, cũng căng lên cho bằng được để ăn thua với đối phương thì sẽ chỉ khiến đối phương tổn phương. Hôn nhân có thể rạn nứt từ những điều vô cùng nhỏ nhặt.

Trước khi kết hôn, các cặp vợ chồng thường có một khoảng thời gian để tìm hiểu tính cách của nhau. Nhưng liệu những lần hẹn hò đó có đủ để người phụ nữ khám phá hết cá tính nửa kia của mình? Hường đoán chắc là không vì thế mà mới có chuyện người vợ sau hôn nhân, phát hiện ra chồng mình có rất nhiều tật xấu khó bỏ, nhiều khi vỡ mộng và dễ dẫn tới đổ vỡ.

Hường từng nghe một chị than phiền về việc hằng ngày chị ấy đã cơm bưng nước rót mà chồng vẫn còn chê, quần áo đi làm về là anh ấy vứt tung cả phòng, làm xong thứ gì thì bỏ lung tung thứ ấy, đến nỗi khi cần thì tìm mãi không thấy, lại gắt gỏng, la lối om sòm. Nhưng đó lại chỉ là những thói quen của chồng được bộc lộ sau ngày cưới. Chị ấy cảm thấy tiếc nuối khi nhớ lại cái ngày trước khi cưới, chồng chị được đánh giá cao vì việc gì cũng hăng hái xắn tay vào phụ. Chị cũng nhớ mình đã từng rất cảm kích và cho rằng anh là người tâm lý, biết quan tâm chia sẻ. Giờ đây khi đã thành vợ chồng, cơm nước một mình vợ lo, còn chồng chỉ xem tivi, đọc sách chờ vợ dọn cơm ra đâu vào đó là ngồi vào ăn ngay. Anh đã từng ăn mặc chỉnh tề, áo quần phẳng phiu mỗi khi gặp chị. Vậy mà bây giờ chị mới hiểu, có thể anh đã phải lục tung cả phòng, tìm tòi lục lọi vất vả mới có thể trở thành chàng trai bảnh bao trước mắt chị.

Vợ chồng đến với nhau không ai là hoàn hảo hay hoàn toàn phù hợp. Trong cuộc sống chung, mâu thuẫn vợ chồng là điều không tránh khỏi khi hai người đến với nhau từ hai môi trường khác biệt. Hôn nhân có thể rạn nứt từ những điều vô cùng nhỏ nhặt. Có người vợ không chấp nhận nổi thói bừa phứa của chồng, hay có ông chồng chán ngán vợ chỉ vì tật nói nhiều. Nếu ai cũng muốn thắng, cũng căng lên cho bằng được để ăn thua với đối phương thì sẽ chỉ khiến đối phương tổn phương. Bởi vì, trong mỗi cuộc cãi vã hôn nhân, người thắng chính là kẻ thất bại.

Chuyện không có đúng sai, chỉ có hòa thuận hay không, gia đình hòa thuận mới là nền tảng tốt cho mọi sự phát triển. Không phải mệt mỏi liền chia xa, không phải không hợp nhau liền rời bỏ. Mà là dẫu có mệt mỏi hơn nữa cũng muốn ở cùng nhau, dẫu có không hợp nhau cũng cố gắng bên nhau. Mệt mỏi là bởi để mắt đến, không thích hợp là vì chưa đủ tình cảm yêu thương, tình yêu thật sự không có nhiều lý do như vậy. Có lẽ chỉ có người trong cuộc mới thực sự hiểu bạn đời mình đang cần điều gì và bản thân mình cần phải làm gì để có thể giữ gìn được tình yêu. Nhưng Hường cảm thấy rằng, sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ, nâng đỡ chính là chìa khóa để vun đắp cho hạnh phúc gia đình./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thỉnh thoảng lúc rảnh rỗi, có người thường xem lại quyển sổ chép thơ mà cô đã viết tay một thời, hoặc mở máy laptop, mở điện thoại, nghe lại những bài nhạc yêu thích. Cô thích nhất là lắng nghe âm thanh quen thuộc từ những tình khúc bất hủ của Trịnh Công Sơn. Những lúc như vậy, cô lại tự hỏi mình: Ta là ai trong cuộc đời này?

Mỗi khi đến tiết Thanh minh, trong tâm thức của nhiều người lại nhớ về những ngày thơ bé hạnh phúc, được cùng ba mẹ làm món bánh trôi để đón Tết Hàn thực. Dẫu chỉ là món bánh đơn thuần nhưng đó lại là hương vị của đoàn viên.

"Thanh minh trong tiết tháng Ba/Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh" - tiết Thanh minh nhắc nhở người Việt Nam ta hướng về cội nguồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Vào những ngày giữa tháng Ba, mùa xuân ấm áp khẽ khàng làm sáng bừng sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo ở ven sông. Ở một nơi xa, có một người con lại thao thức nhớ sắc hoa gạo quê nhà.

Tháng Ba về, khi thời tiết ở Hà Nội dần trở nên ấm áp hơn, có người thường ra phố, tìm mua ít quả nhót từ gánh hàng của các chị bán rong trên phố. Dẫu không thích ăn chua nhưng chỉ cần nhìn thấy mấy quả nhót chín ứng đỏ như đôi má trẻ thơ khi gió xuân tràn về, lòng cô không khỏi nôn nao nỗi nhớ quê hương.

Trong những giận dỗi ngơ ngẩn của trẻ con, những suy bì hiếu thắng ngây ngô của tuổi trẻ, những giọt nước mắt tủi hờn uất ức của tuổi trưởng thành, cô ấy luôn có cha bên cạnh. Người như ngọn hải đăng soi đường chỉ lối cho cô giữa đêm tối mịt mùng.