Trải nghiệm với hội họa

Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội, người ta vẫn có thể tìm thấy niềm vui trong không gian yên bình, giữa sự náo nhiệt của thành phố. Dù là người trẻ hay người già, dù bất kể lý do nào thì việc tìm đến với hội họa không chỉ giúp thỏa mãn niềm đam mê mà còn là cách để mỗi người tìm thấy sự cân bằng trong cuộc sống.

Cụ Nguyễn Thị Hồng Nga (phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa) cùng các thành viên lớp học vẽ đi trải nghiệm vẽ ngoại cảnh ở Hồ Gươm.
Dù đã 84 tuổi nhưng cũng như hầu hết các học viên, cụ Nga đến đây với mong muốn tìm kiếm sự tươi mới trong cuộc sống qua từng nét vẽ.

Cụ Nguyễn Thị Hồng Nga trải nghiệm vẽ ngoại cảnh ở Hồ Gươm.
Những học viên tầm tuổi trung niên cũng đến với lớp học vẽ này để thỏa mãn những khát khao nghệ thuật đã từng bị lãng quên.
Với họ, mỗi buổi đi vẽ là một lần sống lại giấc mơ tuổi trẻ,
là cơ hội để thực hiện điều đã bỏ lỡ do cuộc sống bận rộn trước đây.
Việc tìm đến với hội họa không chỉ giúp thỏa mãn niềm đam mê mà còn là cách để họ tìm thấy sự cân bằng trong cuộc sống.
Để tạo nên những lớp học đầy cảm xúc này, anh Huỳnh Bảo không chỉ là người hướng dẫn kỹ thuật mà còn có vai trò người tạo cảm hứng cho học viên.
Không như lớp học ban ngày, lớp học vẽ buổi tối của những người trẻ bắt đầu khá muộn
Với những thành viên của lớp học, việc tìm đến hội họa không chỉ là niềm yêu thích, mà hơn thế là để giải tỏa những áp lực trong cuộc sống
Còn với những giảng viên như Phương Hảo, cũng đã tìm thấy sự mới mẻ cho chính mình từ các lớp học vẽ không chuyên này.
Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội, người ta vẫn có thể tìm thấy niềm vui trong không gian yên bình, giữa sự náo nhiệt của thành phố như thế.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.

Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.