Trải nghiệm vẽ tranh trên gốm tại Hà Nội
Giữa lòng Thủ đô Hà Nội náo nhiệt, vẫn có những góc nhỏ mang đậm hơi thở nghệ thuật, nơi con người tìm về với sự tĩnh lặng và sáng tạo. Đó là những không gian trải nghiệm vẽ tranh trên gốm, thu hút nhiều người dân và du khách.
Anh Lã Quý Đông, quản lý một cửa hàng có dịch vụ vẽ tranh trên gốm, chia sẻ: “Chúng tôi bắt đầu với một mong muốn, đó là mang lại trải nghiệm nghệ thuật đến với tất cả mọi người. Chúng tôi đã đi qua các làng nghề như làm lụa, làm giấy, làm gốm, và chúng tôi quyết định chọn chất liệu gốm. Với gốm, các bạn hoàn toàn có thể sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của mình, như: cái cốc uống nước hàng ngày, bát để ăn cơm, đĩa để bày thức ăn”.
“Chúng ta sẽ bắt đầu bằng bước lựa chọn sản phẩm, tùy vào mục đích sử dụng, có thể là một chiếc đĩa, một cái khung tranh, hoặc một chiếc cốc. Sau khi lau xong, mình sẽ tiến hành vẽ phác thảo bằng bút chì. Có một đặc điểm khá hay, đó là những nét bút chì sau khi đưa vào lò nung, nhiệt độ trong lò khá cao, hơn 1.000 độ C, khiến nét bút chì bay hơi và không cần tẩy xóa. Tiếp theo, chúng ta sẽ đến bước tô màu, đây là bước khó nhất và thú vị nhất. Những màu gốm phải được nung xong, mới toát lên màu thực sự. Đó chính là tính bất ngờ của màu gốm này”, anh Lã Quý Đông cho hay.
Đây là lần đầu tiên, chị Phan Thị Bình có cơ hội được trải nghiệm bộ môn nghệ thuật vẽ tranh trên gốm. Chị Bình đến một cơ sở nằm ngay giữa trung tâm Thủ đô, là địa điểm lý tưởng với người bận rộn.
Chị Phan Thị Bình (quận Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: “Khi vẽ tranh trên gốm, tôi cảm giác rất thư giãn và mình phải tập trung 100% vào sản phẩm của mình, nên mọi stress về công việc sẽ tạm quên đi. Khó khăn tôi gặp phải là mình không sắp xếp được bố cục để ra một sản phẩm đẹp. Khi mình tô màu, phải để ý độ đậm, nhạt để ra được màu ưng ý nhất”.
Cũng giống như chị Bình, chị Nguyễn Thị Hồng Vân cũng tranh thủ ngày nghỉ làm, cùng bạn thân lựa chọn một không gian tĩnh lặng, để vừa được hòa mình cùng thiên nhiên, vừa được trải nghiệm mô hình nghệ thuật mới.
Chị Nguyễn Thị Hồng Vân (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Lần đầu tiên trải nghiệm có nhiều bỡ ngỡ, tuy nhiên có những cái rất thú vị. Thật ra mình không giỏi về vẽ tranh, thế nhưng được đến đây, tự mình khám phá ra một khía cạnh khác của bản thân, cảm thấy rất thú vị. Ở đây cũng có rất nhiều mẫu mã đáng yêu”.
Vẽ tranh trên gốm không chỉ là một nghề thủ công mà còn là sự kết tinh của nghệ thuật, văn hóa và tâm hồn người nghệ nhân. Từng nét vẽ, từng mảng màu đều chứa đựng câu chuyện, hơi thở của thời gian và tình yêu dành cho đất, nước, lửa. Giữa nhịp sống hiện đại, hoạt động này góp phần giữ gìn và lan tỏa vẻ đẹp của nghề làm gốm truyền thống, không ngừng đổi mới để thích nghi với xu hướng ngày nay.


Hồ Quốc Thân (sinh năm 1992) trú tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, bị Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội khởi tố, điều tra về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và tội "Tàng trữ tiền giả"; đồng thời khởi tố một bị can khác về tội "Tàng trữ tiền giả".
Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lê Thị Thái là người đại diện pháp lý cho Công ty cổ phần trang sức Coco Lee Diamond Hà Nội về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Bộ Tư pháp đã phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong Kỷ nguyên mới” trong sáng 6/3.
Điều tra viên ở công an cấp xã có nhiệm vụ thụ lý, thụ lý điều tra, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra công an cấp tỉnh.
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm 6 bị cáo có hành vi "thổi giá đất" đấu giá lên tới 30 tỷ đồng/m² tại xã Quang Tiến huyện Sóc Sơn.
Bảy tổ công tác có nhiệm vụ kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại các bộ, ngành cơ quan trung ương và địa phương.
0