Trải nghiệm 'Tết làng Việt' ở làng cổ
Không gian chợ Tết truyền thống đậm chất xứ Đoài được tái hiện ngay trung tâm làng cổ Đường Lâm - Sân Đình Mông Phụ đã gợi lại biết bao cảm xúc cho bà Phạm Thị Lan về một thời ấu thơ theo mẹ đi chợ sắm Tết.
Bà Phạm Thị Lan - Tỉnh Tuyên Quang cho biết: "Ngày xưa tôi thường theo mẹ ra chợ sắm Tết mặc dù không được phong phú như bây giờ nghèo hơn nhưng Tết cổ truyền vẫn thế vẫn có các trò chơi, các loại bánh".
Còn với các bạn trẻ, nhất là em Tô Ngọc Huyền - Sơn Tây, Hà Nội thì không gian chợ Tết này lại mang đến những cảm nhận khác biệt và lạ lẫm.
Bé Tô Ngọc Huyền – Thị xã Sơn Tây, Hà Nội chia sẻ: "Mọi thứ đều mới lại với con. Hàng năm con cũng được cùng bố mẹ đi sắm Tết nhưng chủ yếu là Trung tâm thương mại và siêu thị năm nay được đi chợ Tết thế này con cảm thấy rất ấn tượng và thú vị".
Đến với không gian “Tết làng Việt” du khách còn được trải nghiệm, tìm hiểu về các nét văn hóa đặc trưng của ngày Tết cổ truyền như nghệ thuật làm tranh dân gian Đông Hồ, nặn tò he, các trò chơi dân gian… Không gian đậm chất Tết xưa đã để lại ấn tượng đặc biệt sâu sắc trong lòng du khách nước ngoài.

Chị Hashiguchi Mana – Du khách Nhật Bản chia sẻ: "Tôi đã tìm hiểu về Tết của Việt Nam trước khi đến đây. Hôm nay tôi muốn trải nghiệm tất cả những hoạt động ở lễ hội này vì nó rất hấp dẫn, thú vị. Mọi thứ đều nhiều màu sắc và mang đậm truyền thống của các bạn. Tôi cũng đặc biệt yêu thích bộ áo dài truyền thống này. Tôi mong sẽ được quay lại đây để trải nghiệm nhiều hơn nữa".
Thông qua các hoạt động phong phú, hấp dẫn sự kiện này không chỉ góp phần quảng bá đến bạn bè quốc tế về những giá trị văn hóa truyền thống, ẩm thực độc đáo mà còn là để giữ gìn truyền thống cho thế hệ mai sau.

Với nhiều đổi mới trong công tác tổ chức Thị xã Sơn Tây kỳ vọng sẽ thu hút khoảng 1,5-2 vạn du khách trong nước và quốc tế đến với làng cổ Đường Lâm trong hai ngày cuối tuần. Đồng thời mong muốn “Tết làng Việt” sẽ trở thành hoạt động thường niên, điểm nhấn phát triển du lịch của địa phương qua đó góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.


Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
Quận Ba Đình đã tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ năm 2025 tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh.
0