Trải nghiệm nghệ thuật múa mặt nạ Hàn Quốc

Các bạn trẻ Việt Nam đã được tự tay tạo nên những chiếc mặt nạ truyền thống và trải nghiệm múa mặt nạ Hàn Quốc tại một buổi học trải nghiệm do Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam và Thư viện Hà Nội tổ chức miễn phí.

Múa mặt nạ truyền thống Hàn Quốc là loại hình nghệ thuật Talchum, đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể. Đây là một bộ môn nghệ thuật vừa độc đáo, vừa đòi hỏi sự sáng tạo.

Dưới sự hướng dẫn của các chuyên viên văn hóa Hàn Quốc, các vị khách được trực tiếp làm mặt nạ bằng đất nặn chuyên biệt và thoải sức sáng tạo ra những chiếc mặt nạ độc đáo.

Chị Phạm Thị Vân Anh, quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ: “Đất nặn hơi khô nên hơi khó khăn chút trong quá trình làm. Mình có thể sáng tạo mặt nạ theo ý thích hoặc phối màu. Đây là hoạt động rất đáng trải nghiệm.”

Sau khi hoàn thành xong chiếc mặt nạ, các học viên được hòa mình vào điệu múa truyền thống Talchum. Theo quan niệm của người Hàn Quốc, chiếc mặt nạ trong điệu múa Talchum là để giấu đi thân phận của bản thân và hóa thân vào một nhân vật bất kỳ, được phép nói ra những điều sâu kín, những điều bất bình mà người thường không dám nói.

Em Lương Khánh Chi, Trường Tiểu học Quang Trung, quận Hoàn Kiếm cho hay: “Em thấy rất bổ ích vì chúng ta có thể hiểu thêm về văn hóa Hàn Quốc, cũng như được trải nghiệm hoạt động rất thú vị. Em thấy khó nhất là múa mặt nạ, và thích nhất là làm mặt nạ vì được sáng tạo theo sở thích của mình.”

Chị Kim Ji Yeon, chuyên viên Văn hóa Hàn Quốc bày tỏ: “Múa mặt nạ là loại hình nghệ thuật truyền thống và hiện nay vẫn đang lưu giữ ở nhiều địa phương khác nhau tại Hàn Quốc. Loại hình này thể hiện sự trào phúng và phê phán các tầng lớp quý tộc xưa. Tôi không biết hôm nay có nhiều bạn nhỏ như này nhưng tôi thấy các bạn rất tập trung và thích thú.”

Chị Trần Vũ Hồng Hà, chuyên viên Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết: “Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc không chỉ tổ chức lớp trải nghiệm làm mặt nạ mà còn có nhiều loại hình khác như hanbok, chữ viết truyền thống, đồ dùng thủ công làm bằng giấy Hàn Quốc..... Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc cũng sẽ mở rộng thêm nhiều lĩnh vực, nhiều cơ hội để các bạn trẻ Việt Nam có thể trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc hơn, không chỉ tại Hà Nội mà còn ở các tỉnh thành phố khác.”

Hoạt động này không chỉ mở ra cơ hội giao lưu văn hóa, tạo môi trường học tập sinh động mà còn khơi dậy niềm yêu thích tìm tòi, khám phá thế giới qua từng trải nghiệm ý nghĩa tại Thư viện Hà Nội. Chương trình đã để lại nhiều ấn tượng đẹp, góp phần thắt chặt hơn nữa sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sinh viên Việt Nam, Nga, Lào, Belarus, Mông Cổ và Trung Quốc lần đầu tiên được tự tay vẽ trứng phục sinh, cùng khám phá văn hoá Nga cũng như chia sẻ phong tục đón Lễ Phục sinh của các nước.

Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui” tại Hội trường Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh (Di tích lịch sử Dinh Độc Lập) tối 20/4.

Cùng với đầu tư cơ sở vật chất đẹp và hiện đại cho thư viện trường, nhiều hoạt động, cách làm hay đã được các trường học tại Hà Nội triển khai, góp phần lan tỏa văn hóa đọc.

Khác với các kiểu cắm hoa rực rỡ phương Tây, nghệ thuật cắm hoa Ikebana của Nhật Bản lại hướng về sự tối giản.

Festival Phở 2025 đã khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long với chủ đề “Tinh hoa Phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số”, thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế tới trải nghiệm.

Đại diện Cộng đồng Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức Chương trình biểu diễn thời trang “Áo dài Việt Nam - Di sản kết nối” từ ngày 18-20/4 tại Bắc Kinh, nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc và “Năm Giao lưu Nhân văn Việt - Trung”.