Trà sen - một thoáng tinh hoa Tây Hồ
Nhắc đến trà sen Tây Hồ là nhắc đến niềm tự hào, nét đặc trưng trong văn hóa thưởng thức trà của người Hà Nội. Khi những búp sen hồng bắt đầu nở rộ cũng là lúc những người làm nghề ướp trà sen ở phường Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội) bắt đầu vào mùa. Với người dân nơi đây, làm trà không hẳn vì lợi nhuận kinh tế mà họ muốn lưu giữ nghề truyền thống, một nét đẹp văn hóa tinh tế tự bao đời.

Trà sen không lạ, nhưng lạ là phải đúng sen Bách Diệp (là loại sen trăm cánh) được trồng ở khu vực Hồ Tây mới có thể ướp ra thứ trà tuyệt hảo. Mỗi năm vào dịp đầu tháng 6, khi những búp sen bắt đầu nở rộ cũng là thời điểm các gia đình làm nghề ướp trà sen nơi đây tất bật vào vụ.

Những búp sen được hái vào buổi sáng sớm khi chúng mới nở hoa, mang đến hương thơm tinh khiết và ngọt ngào nhất. Sau khi được hái, những người dân nơi đây sẽ cẩn thận để chọn ra những búp sen tươi ngon nhất. Sau đó, búp sen sẽ được tẩm ướp trong trà xanh nguyên chất, giúp hòa quyện hương vị của sen và trà một cách hoàn hảo. Quá trình này không chỉ tạo ra hương vị đặc biệt mà còn giữ được màu sắc và hình dáng tự nhiên của sen.
Ông Ngô Văn Sình, người hái sen tại phường Quảng An, quận Tây Hồ cho biết bản thân ông cũng không xác định chắc chắn nghề ướp trà sen ở làng có từ bao giờ. Nhưng ông khi sinh ra và lớn lên đã gắn bó với nghề hái sen sớm và ướp trà truyền thống của gia đình. Dậy sớm hái những bông sen còn đọng sương cũng giúp tinh thần ông thư thái và thoải mái hơn rất nhiều.

Chia sẻ về bí quyết tạo nên thương hiệu trà sen Quảng An, nghệ nhân ướp trà Ngô Thị Thân ở đường Tô Ngọc Vân, phường Quảng An, quận Tây Hồ bộc bạch, nghề ướp trà sen khô rất kì công, vất vả, không phải ai cũng làm được. Đòi hỏi người làm phải có tâm, yêu nghề chứ không thể chạy theo lợi nhuận kinh tế. Việc chọn trà để ướp cũng không kém phần quan trọng, trà được chọn là loại trà khô nhưng chưa vào hương. Trà được đem ướp với những cánh hoa sen, gạo sen. Để ướp được 1kg trà sen phải cần tới 1.500 bông hoa sen. Và để mẻ trà đượm hương sen phải đủ 21 ngày với 7 lần vào hương và 7 lần sấy và được sấy theo cách truyền thống bằng than hoa để cho ra hương thơm đặc trưng. Càng ướp nhiều lần thì hương sen càng quyện, trà càng thơm lâu
Người xưa có câu "Nhất thủy, nhị trà, tam pha, tứ ấm, ngũ quần anh" có nghĩa là uống trà cần có nước tốt, trà ngon, cách pha trà chuẩn, ấm trà và bạn trà. Theo nghệ nhân Hoàng Anh Sướng - hiên trà Trường Xuân ở quận Đống Đa, trà sen được xem như một đặc sản của đất Hà Thành, còn thưởng trà sen là một nghệ thuật. Bởi người thưởng trà phải tinh tế mới có thể cảm nhận hết nét thanh tao trong chén trà.

Không chỉ tỉ mỉ, công phu trong cách chế biến mà uống trà sen cũng rất cầu kỳ. Để pha trà sen, các cụ xưa thường dùng nước mưa hay nước sương sớm đọng trên lá sen. Ngày nay, nhiều người dùng nước máy để nơi thoáng mát chừng một ngày đêm cho nước hả hơi rồi đun nước pha trà. Nước pha trà phải hơi lăn tăn, ấm pha trà phải ấm sứ mới ngon. Trà sen ướp đúng kiểu, pha đúng cách sẽ có được vị ngọt, chát thanh dịu và hương sen đậm dần.
Với mỗi ngụm trà sen Tây Hồ, người thưởng thức không chỉ được tận hưởng hương vị tinh tế và độc đáo mà còn cảm nhận được sự kỳ diệu của văn hóa và thiên nhiên Việt Nam. Trà sen Tây Hồ không chỉ là một loại thức uống mà còn là biểu tượng của sự tinh túy và tinh tế trong văn hóa ẩm thực của dân tộc./.


Mâm cỗ Tết không chỉ là đồ ăn, mà còn là cách gửi gắm lòng biết ơn và cầu mong một năm mới tốt lành. Mâm cỗ Tết thể hiện sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự an lành, thịnh vượng cho gia đình và cộng đồng trong năm mới.
Gói bánh chưng không chỉ để ăn, mà là để nhớ, để cảm nhận cái hồn của Tết. Gói bánh chưng tuy mất nhiều thời gian, công sức, nhưng Tết mà không có bánh chưng thì cái Tết ấy như không trọn vẹn.
Với những ý nghĩa đặc biệt, hoạt động trình diễn di sản ẩm thực, talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ.
Sáng nay (11/1), tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chương trình trình diễn di sản ẩm thực cùng talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức.
Phố Hàng Đường với những cửa hàng ô mai truyền thống không chỉ là nơi lưu giữ những hương vị xưa cũ mà còn là biểu tượng của sự bền bỉ trong nhịp sống hiện đại. Cứ thế, lặng lẽ, con phố đã chứng kiến bao đổi thay của thời gian, và vẫn luôn giữ trọn hồn cốt Hà Nội qua từng hương vị mặn, ngọt, chua, cay.
Ký ức tuổi thơ thường là những mảnh ghép giản dị nhưng đầy ắp cảm xúc, những hương vị quen thuộc mà mỗi lần nhớ lại, lòng người lại bâng khuâng khó tả. Trong vô vàn những kỷ niệm ấy, có một thứ không thể không nhắc đến, đó chính là ang mỡ lợn - món ăn mà dù qua bao nhiêu năm tháng, vẫn mãi đọng lại trong tâm hồn mỗi người.
0