TP.HCM sẽ có cổng thông tin điện tử về dạy thêm, học thêm
Đây là cơ sở để các cấp quản lý cùng xã hội quản lý, giám sát việc thực hiện dạy thêm, học thêm đúng quy định.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, việc xây dựng dự thảo quy định dạy thêm, học thêm đang được lấy ý kiến và dự kiến ban hành vào cuối tháng 2/2025. Cùng với đó, thành phố sẽ xây dựng cổng thông tin điện tử để cung cấp thông tin về giáo viên, mức học phí, các môn dạy thêm, thời lượng dạy tại các trung tâm dạy thêm.
Ghi nhận tại Trường THPT Nguyễn Thái Bình, quận Tân Bình, TP.HCM, từ ngày Thông tư 29 có hiệu lực thi hành đến nay, nhà trường đã nhận được báo cáo của bốn giáo viên về việc đăng ký dạy thêm ngoài nhà trường, theo mẫu phụ lục 3 đính kèm Thông tư 29. Các giáo viên này đăng ký dạy thêm tại các trung tâm đã được cấp phép hoặc đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Cô Đoàn Thị Thu Hoài - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thái Bình, quận Tân Bình, TP.HCM - chia sẻ: “Chúng tôi sẽ làm đúng với Thông tư 29 về quy định dạy thêm, học thêm. Thầy cô sẽ không được dạy các học sinh đang giảng dạy tại lớp của mình, mà dạy thêm ở ngoài trung tâm thì sẽ hợp tác với trung tâm đó và có báo cáo với chúng tôi là dạy ở đâu, địa điểm như thế nào, giá tiền ra sao hoặc danh sách học sinh công khai".
Nhiều giáo viên thuộc Trường Tiểu học Đặng Trần Côn, quận 4, TP.HCM, cũng chia sẻ, thực hiện nghiêm túc quy định của Thông tư 29 trong việc không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học trừ trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
Thầy Lê Thanh Phú, giáo viên lớp 4, Trường Tiểu học Đặng Trần Côn, quận 4, TP.HCM, cho hay: “Cũng như là Thông tư 17 năm 2012, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục năm 2024 cũng được nhà trường quán triệt sâu sắc từ trong các cuộc họp hội đồng sư phạm".
Với cổng thông tin sắp tới, các trung tâm, cơ sở dạy thêm, học thêm đã được cấp giấy phép kinh doanh có nghĩa vụ cập nhật thông tin về cơ sở dạy thêm từ giấy phép kinh doanh, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, tổ chức những môn học, học phí cụ thể.


Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội sáng 18/5 đã ra mắt ngành học mới “Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam” cùng chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.
Gần 18.000 thí sinh trong cả nước đã tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư Phạm Hà Nội.
Chủ đề: Hàm số mũ và Hàm số logarit. Giáo viên Nguyễn Thị Tuyết Minh - Trường THPT Vạn Xuân - Hoài Đức.
Kỳ thi Đánh giá năng lực SPT năm 2025 của Trường đại học Sư phạm Hà Nội được tổ chức tại các điểm thi: Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn.
Bức thư của nữ sinh Phạm Đoàn Minh Khuê, lớp 10C2 - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) đã đoạt giải Nhất quốc gia Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025.
Cả nước sau khi sáp nhập có trên 3.300 đơn vị hành chính cấp xã với 52.000 cơ sở giáo dục và 23,4 triệu học sinh, bình quân mỗi xã có 7.000 học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết.
0