TP.HCM phát triển đô thị theo trục giao thông

Transit Oriented Development (TOD), mô hình lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, là tương lai phát triển của TP.HCM. Đây cũng được xem là chìa khóa phát triển không gian đô thị, đồng thời hứa hẹn tạo cú hích bứt phá cho bất động sản xung quanh tuyến Metro và vành đai.

Dọc tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và đường Vành đai 2, Vành đai 3 thu hút nhiều dự án bất động sản quy mô lớn như đại đô thị Vinhomes Grand Park, Masteri Thảo Điền, Gateway Thảo Điền...

Theo dữ liệu từ một đơn vị tư vấn, trong 8 năm từ 2015 - 2023, giá bán trung bình ở một số dự án quanh tuyến Metro số 1 đã tăng 50-70%, cá biệt có dự án tăng 150%. Thông tin tuyến Metro số 1 vận hành đã từng đẩy giá bán của các sản phẩm bất động sản khu vực này tăng ngay cả trong bối cảnh thị trường thiếu thanh khoản. Mô hình TOD đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các dự án, khu đô thị.

TP.HCM phát triển đô thị theo trục giao thông

Tỷ lệ nhập cư tại các đô thị lớn như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh tăng đều qua từng năm, dẫn đến cơ sở hạ tầng bị quá tải. Theo các chuyên gia, mặc dù chưa chính thức đi vào hoạt động nhưng Metro Bến Thành - Suối Tiên cũng đã tạo ra diện mạo mới cho thị trường bất động sản phía đông TP. Hồ Chí Minh. Thống kê từ năm 2016 đến nay, đã có hơn 30 dự án nhà ở và các trung tâm thương mại sầm uất hiện diện suốt dọc tuyến metro này. Giá mở bán giai đoạn 2012 - 2016 tăng mạnh khoảng 150 - 200% so với các khu vực khác. Đến nay, những dự án hiện hữu nằm dọc theo tuyến cũng tăng từ 15 - 50% so với giá bán ban đầu vài năm trước.

Xu hướng đầu tư phát triển bất động sản theo hạ tầng không phải mới nhưng sẽ là lực đẩy cho các doanh nghiệp bất động sản. Sự đột phá về hạ tầng chính là bệ phóng để tăng giá trị và tăng thanh khoản cho các dự án TOD nhờ mạng lưới hạ tầng giao thông phát triển. TOD không chỉ là lời giải cho việc hình thành đô thị nén mà còn làm gia tăng giá trị đất đai, không gian đô thị.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.

Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.

Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.

Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.

Hiện nay, thị trường bất động sản đang ở trạng thái kim tự tháp ngược, phân khúc bình dân rất ít, còn phân khúc cao cấp lại thừa quá nhiều. Và đúng như hình ảnh được ví von, kim tự tháp mà xoay ngược thì rất dễ đổ.

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định số 6011 giao hơn 1,2 triệu m² đất (đợt 1) tại huyện Đan Phượng (đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng) cho Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần để thực hiện Dự án Khu chức năng đô thị Green City.