TP.HCM giảm 8 sở, 5 cơ quan hành chính

Sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy, TP.HCM dự kiến sẽ giảm 8 sở và 5 cơ quan hành chính khác thuộc UBND TP.HCM

Chiều 4/12, Thành ủy TP.HCM đã triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" tại TP.HCM.

Tại Hội nghị, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM Văn Thị Bạch Tuyết báo cáo, về khối chính quyền, TP.HCM sẽ nghiên cứu sáp nhập các cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính khác thuộc UBND Thành phố trên nguyên tắc Trung ương có bộ nào thì Thành phố có sở tương ứng. Theo đó, sẽ nghiên cứu sáp nhập 10 sở, nghiên cứu kết thúc hoạt động 2 sở, nghiên cứu sắp xếp các cơ quan Ban Đổi mới quản lý Doanh nghiệp, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, Ban Quản lý Khu Chế xuất - Khu Công nghiệp Thành phố và Văn phòng Thường trực Ban An toàn giao thông Thành phố. Nếu thực hiện theo phương án này sẽ giảm 8 sở và 5 cơ quan hành chính khác thuộc UBND Thành phố.

Toàn cảnh hội nghị Thành ủy TP.HCM lần thứ 34

Cụ thể: sáp nhập Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Quy hoạch và Kiến trúc, chuyển Văn phòng thường trực Ban An toàn giao thông thành đơn vị trực thuộc. Sáp nhập Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện quản lý nhà nước về nông nghiệp, tài nguyên và môi trường, chuyển nhiệm vụ của 2 sở này về các sở khác có liên quan. Đồng thời, chuyển Ban Quản lý khu nông nghiệp công nghệ cao thành đơn vị trực thuộc.

Nghiên cứu sáp nhập Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thành đơn vị trực thuộc. Nghiên cứu kết thúc hoạt động Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, chuyển các chức năng qua Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Nội vụ, Sở Văn hóa và Thể thao. Nghiên cứu kết thúc nhiệm vụ Sở An toàn thực phẩm, chuyển nhiệm vụ về Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công Thương.

Nghiên cứu sáp nhập Sở Du lịch và Sở Văn hóa và Thể thao, sáp nhập Sở Thông tin và Truyền thông với Sở Khoa học và Công nghệ để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, chuyển đổi số.

Sáp nhập Ban Tôn giáo vào Ban Dân tộc, sáp nhập Ban Quản lý khu công nghệ cao và Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Về Khối Đảng, đề xuất sáp nhập Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Thành ủy; nghiên cứu kết thúc hoạt động của 11 đảng đoàn; 3 Ban cán sự đảng và Đảng ủy Khối Dân - Chính - Đảng Thành phố; thành lập mới 2 Đảng bộ trực thuộc Thành ủy gồm: Đảng bộ cơ quan đảng, đoàn thể, tư pháp Thành phố và Đảng bộ Khối chính quyền Thành phố.

Chuyển các tổ chức đảng trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND Thành phố, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, các tổ chức đảng trong các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ về thuộc Đảng bộ cơ quan Đảng, đoàn thể, tư pháp Thành phố.

Nghiên cứu sắp xếp các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND Thành phố gồm các Ban Quản lý, đơn vị sự nghiệp báo chí, giáo dục y tế... Nghiên cứu kết thúc hoạt động, sáp nhập đối với một số Ban chỉ đạo cấp thành phố, chỉ giữ lại các Ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ cần thiết. Từng cơ quan đơn vị trực thuộc Thành phố xây dựng đề án sắp xếp các đơn vị trực thuộc.

Đối với cấp huyện, nghiên cứu xây dựng đề án sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy. Theo đó, đề xuất thành lập Đảng bộ khối đảng, đoàn thể, tư pháp cấp huyện và Đảng bộ khối chính quyền cấp huyện; Nghiên cứu đề xuất sáp nhập phòng Kinh tế và phòng Tài chính - Kế hoạch; kết thúc hoạt động đối với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Nghiên cứu đề xuất sắp xếp các đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Riêng TP. Thủ Đức có nghiên cứu đề xuất phù hợp với đặc điểm, tình hình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 5/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án hình sự, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông làm hai người thương vong vào tối 4/4.

Những bất cập trong tổ chức giao thông đường bộ cần được xử lý dứt điểm, bảo đảm thuận tiện, không gây khó khăn cho người tham gia giao thông.

Hà Nội đang xuất hiện tình trạng phương tiện có dấu hiệu chở quá tải trọng, cơi nới thành thùng, chạy với tốc độ cao, làm rơi vãi vật liệu gây nguy hiểm cho người đi đường.

Trong 3 ngày trong Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Cục Đường bộ VN yêu cầu các Trạm thu phí đường bộ tổ chức phân luồng giao thông hợp lý, chủ động xả trạm để giải tỏa phương tiện khi ùn tắc.

Ban quản lý dự án sân bay Long Thành đang đồng loạt triển khai nhiều gói thầu lớn, tăng tốc thi công, sẵn sàng bay hiệu chuẩn trước 30/4

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 5/4, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.