TP.HCM: Bảng giá đất mới ban hành cao nhất 687 triệu đồng/m²
Theo điều chỉnh mới, giá đất có mức thấp nhất là 2,3 triệu đồng/m² thuộc khu dân cư Thiềng Liềng, huyện Cần Giờ. Mức giá cao nhất là 687,2 triệu đồng/m² ở các đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ (quận 1), tăng hơn 4 lần so với giá cũ.
Tại cuộc họp báo mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường nhận định, việc xây dựng bảng giá đất số 02/2020/QĐ-UBND trước đây bị giới hạn bởi các quy định về khung giá đất, không còn phù hợp và không phản ánh đúng tình hình thực tế của địa phương. Do đó, việc ban hành Quyết định số 79/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung quyết định số 02/2020/QĐ-UBND của UBND TP.HCM là cần thiết và có tác động đến nhiều mặt về đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc triển khai Luật Đất đai 2024.

Theo đó bảng giá đất điều chỉnh được ban hành theo Quyết định số 79 gồm 6 loại có hiệu lực thi hành từ ngày 31/10 đến hết ngày 31/12/2025. Cụ thể:
1/ Bảng giá đất nông nghiệp được ban hành theo Bảng 1 đến Bảng 6 tại Quyết định 79/2024/QĐ-UBND, trong đó, mức thu được giữ nguyên như trước đây. Đối với đất nông nghiệp trong khu nông nghiệp công nghệ cao có mức thu bằng với mức thu trước đây là 1.140 đồng/m²/năm.
2/ Bảng giá đất ở trên địa bàn 22 quận, huyện và TP. Thủ Đức được ban hành theo phụ lục bảng 8 của Quyết định, trong đó, mức giá đất ở được đề xuất phù hợp với tỉnh hình hiện nay và có xem xét đến các đối tượng bị ảnh hưởng bởi công tác điều chỉnh bảng giá đất trên địa bàn TP. HCM, đặc biệt là các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân.
3/ Bảng giá đất thương mại dịch vụ địa bàn 22 quận, huyện và TP. Thủ Đức được ban hành theo phụ lục bảng 9 của Quyết định.
4/ Bảng giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ được ban hành theo phụ lục bảng 10 của Quyết định.
5/ Bảng giá đất thương mại, dịch vụ trong khu công nghệ cao được ban hành theo phụ lục bảng 11 của Quyết định.
6/ Bảng giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ trong khu công nghệ cao được ban hành theo phụ lục bảng 12 của Quyết định.
Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Bùi Xuân Cường nhấn mạnh, sự cần thiết của việc sửa đổi, bổ sung quy định về bảng giá đất trên địa bàn Thành phố, bảng giá đất mới sẽ từng bước tiếp cận với giá thị trường, tạo điều kiện trong hoạt động kinh tế xã hội, tránh ách tắc hồ sơ, nghĩa vụ tài chính đất đai đối với tổ chức, cá nhân góp phần triển khai sớm các công trình, các dự án quan trọng của Thành phố.
Cùng với việc công bố Quyết định số 79, lãnh đạo UBND TP. HCM nhấn mạnh, quá trình xây dựng bảng giá đất mới đã được các sở, ngành của Thành phố thực hiện trên tinh thần lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ người dân, doanh nghiệp thông qua các tổ chức, đoàn thể cũng như phản ánh trên các phương tiện truyền thông; với tinh thần chung là phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến quyền lợi, lợi ích chính đáng của người dân, bảng giá đất mới được triển khai với phương châm bảo đảm hài hoài lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất và nhà đầu tư.

Theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM, các khoản lệ phí, thuế, tiền sử dụng đất và các nghĩa vụ tài chính về đất đai của tổ chức, cá nhân được công khai, minh bạch, đảm bảo tính công bằng; các khoản xử phạt vi phạm về đất đai được điều chỉnh nhằm răn đe, kéo giảm tỷ lệ vi phạm, góp phần làm trong sạch, lành mạnh thị trường bất động sản.
Bên cạnh đó, trong quyết định điều chỉnh lần này, việc xác định giá khởi điểm các khu đất nhỏ lẻ, đã có hạ tầng hoàn chỉnh, giúp công tác đấu giá được thực hiện nhanh hơn, tăng khả năng tiếp cận đất đai của các cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Đối với người có đất bị thu hồi, việc xác định giá tái định cư sẽ công khai, minh bạch và nhanh hơn so với trước đây, đảm bảo tính công bằng trong thu hồi đất và giá nền tái định cư. Về điều khoản chuyển tiếp khi thực hiện bảng giá đất mới, đại diện Sở TN - MT cho biết giá đất để tính nghĩa vụ tài chính được tính từ thời điểm nộp hồ sơ. Với các hồ sơ nộp sau thời điểm Quyết định 79 có hiệu lực thì giải quyết nghĩa vụ tài chính theo quyết định mới.


Nhiều vướng mắc đang khiến mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 đạt tỷ lệ rất thấp. Doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong quá trình triển khai dự án, dù đây là phân khúc được nhà nước khuyến khích đầu tư.
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết về Danh mục khu đất dự kiến thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại, thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố.
Quốc hội sáng 20/5 đã nghe tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Nhiều ngôi nhà đang nằm "vô duyên" giữa đường là thực trạng đáng báo động hiện nay tại Hà Nội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và làm xấu đi cảnh quan đô thị.
Dự án nhà ở xã hội tại ô đất N01 Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì hiện đang trong giai đoạn thi công tầng hầm và dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 7, đủ điều kiện mở bán.
Thành phố Hà Nội đã có chủ trương chuyển đổi công năng hai khu nhà chưa sử dụng là Ký túc xá sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp và Khu nhà tái định cư Đền Lừ 3 thành nhà ở xã hội.
0