TP. Hồ Chí Minh gỡ khó trong cải tạo chung cư cũ
Từ hơn chục năm trước, chung cư ở phường 14, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh, đã xuống cấp nghiêm trọng. Người dân luôn sống trong tâm trạng hồi hộp, lo lắng. Các mảng tường tại nhiều căn hộ bị bong tróc. Cầu thang thỉnh thoảng có những mảng bê tông rơi xuống. Dây điện thì chằng chịt vô cùng nguy hiểm.
Chị Hoàng Thị Minh Phương, sống tại chung cư này, cho biết chị vẫn muốn ở khu vực của mình hơn là chuyển đi nơi khác. Ngoài ra, chị mong muốn được đền bù hoặc cho tái định cư ở một nơi gần với vị trí này khi cải tạo chung cư cũ.

Ông Đặng Văn Sáu (ở phường 14) cho rằng việc tái định cư như vậy phải có đủ khả năng bồi thường cho dân di dời, đồng thời phải phù hợp với nguyện vọng của dân.
Hiệp hội Bất động sản TP.Hồ Chí Minh cho biết Luật Nhà ở 2023 được thông qua đã có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho việc cải tạo chung cư cũ. Đáng chú ý là phương án gom các tòa chung cư thấp tầng vào một vị trí để xây dựng một tòa nhà mới cao tầng, đủ cho cư dân được tái định cư tại chỗ.
Theo quan điểm của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: "Tái định cư tại chỗ cho bà con, trước hết là trên địa bàn của phường đó và trên địa bàn của quận đó, còn trường hợp bất khả kháng chúng ta phải tái định cư bà con ở quận lân cận".

Quy định về cải tạo chung cư cũ cũng có những cơ chế hấp dẫn, thu hút nhà đầu tư. Như, chủ đầu tư dự án nhà ở chung cư cũ được hưởng lợi nhuận từ 10-15%, thay vì cố định 10% như trước đây. Chỉ cần ít nhất 70% tổng số chủ sở hữu tham gia lấy ý kiến quy hoạch và 75% trong số đó đồng thuận là đủ điều kiện để tháo dỡ công trình thay vì 100% như quy định cũ.
Doanh nghiệp được chọn làm chủ đầu tư dự án cải tạo chung cư cũ được đề xuất điều chỉnh dự án, như tăng thêm số tầng dự án. Với phần diện tích tầng điều chỉnh tăng thêm, chủ đầu tư chỉ phải nộp bổ sung nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Hệ số K sẽ được các địa phương linh động triển khai dựa vào vị trí và giá trị của những ô đất tại khu chung cư, nhà tập thể cũ. Hệ số K sẽ được tính biến động, điều chỉnh cao gấp từ 1 - 2 lần.

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, chuyên gia bất động sản, nhận định: "Chung cư cũ ở khu vực trung tâm thành phố có điểm lợi rất lớn về mặt vị trí, tuy nhiên chi phí đền bù giải tỏa, chi phí xây dựng đối với các sản phẩm này chắc chắn sẽ cao và tôi nghĩ những chủ đầu tư lớn, có năng lực tài chính tốt và có khả năng phát triển những sản phẩm cao cấp hoặc những sản phẩm phù hợp có nhiều sự hứng thú".
Ông Kiệt cũng hi vọng việc giải tỏa chung cư cũ là một điểm sáng để tạo được nguồn cung, giúp tạo được sản phẩm và diện mạo mới cho thành phố.

Thực tế cho thấy, ngoài cơ chế, chính sách thì việc cải tạo chung cư cũ còn phụ thuộc khá nhiều vào quyết tâm của chính quyền địa phương. Theo thống kê, TP. Hồ Chí Minh hiện có gần 500 chung cư có tuổi đời hơn nửa thế kỷ.
Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn tất việc cải tạo, sửa chữa 246 chung cư cũ, xuống cấp. Tổng vốn sửa chữa dự kiến là 500 tỷ đồng từ nguồn ngân sách. Tuy nhiên, hiện nay do chưa bố trí vốn nên không có chung cư nào được cải tạo, sửa chữa.
Luật Nhà ở 2023 sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/8 đưa ra phương án gom nhiều chung cư cũ vào một vị trí để xây dựng cao tầng, giúp người dân được tái định cư tại chỗ. Điều này phần nào giúp tháo gỡ những khó khăn đã tồn tại nhiều năm qua trong việc cải tạo chung cư cũ ở các đô thị lớn.


Theo các chuyên gia pháp lý, người mua nhà tại dự án CT6 Kiến Hưng cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra để bổ sung hồ sơ, chứng cứ và bảo vệ quyền lợi của mình.
“Nhà ở xã hội không có nghĩa là làm ở những chỗ đất 'đầu thừa đuôi thẹo', những nơi 'khỉ ho cò gáy'. Phải ưu tiên nhà ở xã hội trước rồi mới đến nhà ở thương mại", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định tại “Hội nghị toàn quốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội” được tổ chức chiều nay (6/3) tại Hà Nội.
Vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại dự án CT6 Kiến Hưng (quận Hà Đông) liên quan tới Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh Lê Thanh Thản vừa được Công an TP. Hà Nội phục hồi điều tra.
Bộ Xây dựng đang tích cực nghiên cứu để sớm thành lập quỹ Nhà ở quốc gia, tạo tiền đề quan trọng để phát triển nhà ở giá rẻ.
Hội nghị toàn quốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội sẽ diễn ra tại Hà Nội vào hôm nay để thúc đẩy và khuyến khích hơn nữa các doanh nghiệp BĐS tham gia xây dựng nhà ở xã hội và bổ sung nguồn cung nhà giá rẻ cho người dân.
Năm 2024 đi qua, cả nước mới thực hiện được 16% kế hoạch phát triển NƠXH - một con số quá khiêm tốn. Mặc dù truyền thông được đẩy mạnh nhưng việc phát triển Nhà ở xã hội thời gian qua lại chưa được như mong muốn.
0