Tổng thống Zelensky nêu chi tiết nhu cầu vũ khí của Ukraine
Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky cho biết Ukraine cần thêm hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu từ các nước đồng minh phương Tây để có thể đạt được tương quan lực lượng với Nga.
Moscow đang chiếm thế thượng phong ở trên không, ông Zelensky thừa nhận trong cuộc phỏng vấn với AFP ngày 17/5. Ông Zelensky nói: “Tôi tin rằng ngày nay chúng tôi chỉ có khoảng 25% những gì chúng tôi cần để bảo vệ Ukraine. Tôi đang nói về phòng không”.
Về máy bay chiến đấu, Kiev cần từ 120 đến 130 máy bay hiện đại, “để Nga không có được ưu thế trên không”, nhà lãnh đạo Ukraine nêu rõ. Ông nói thêm: “Tổng cộng, chúng tôi cần phi đội F-16 này với số lượng mà tôi đang nói đến để có sự cân bằng”.

Trong chuyến thăm Kiev hồi đầu tuần, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington đang “tập trung cao độ” vào việc tìm kiếm và chuyển giao cho Ukraine các hệ thống phòng không, trong đó có Patriot. Tổng thống Ukraine Zelensky khi đó đã nói với ông Blinken rằng quân đội Ukraine cần hai khẩu đội Patriot để bảo vệ riêng Vùng Kharkov, nơi lực lượng Nga đang đẩy mạnh tiến quân trong những tuần gần đây.
Tháng trước, Đức hứa sẽ cung cấp cho Kiev thêm một hệ thống phòng không do Mỹ sản xuất. Đầu tuần này, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết các máy bay F-16 sẽ đến Ukraine trong “vài tháng tới”, rút lại tuyên bố trước đó rằng những chiến đấu cơ này sẽ có mặt ở Ukraine “trong tháng tới”. Vào tháng 8 năm 2023, Đan Mạch và Hà Lan cùng cam kết sẽ cung cấp cho Kiev 61 máy bay phản lực thế hệ thứ tư do Mỹ thiết kế.
Các phương tiện truyền thông phương Tây trong những tháng gần đây đã giải thích sự chậm trễ trong việc chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine là do sự phức tạp trong quá trình đào tạo phi công và việc Ukraine thiếu sân bay thích hợp để có thể tiếp nhận máy bay.

Vào cuối tháng 3, Bộ trưởng Quốc phòng Nga lúc bấy giờ là ông Sergey Shoigu cho biết kể từ đầu năm đến nay đã có ít nhất 5 hệ thống Patriot do Ukraine vận hành bị phá hủy.
Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng vũ khí nước ngoài được gửi đến Kiev sẽ không ngăn cản Moscow đạt được các mục tiêu quân sự mà chỉ kéo dài cuộc xung đột và làm tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO.
Theo các quan chức ở Moscow, với việc cung cấp vũ khí, chia sẻ thông tin tình báo và huấn luyện quân đội Ukraine có nghĩa là các quốc gia phương Tây trên thực tế đã trở thành các bên tham gia cuộc xung đột.


Giới lãnh đạo Iran đồng loạt chỉ trích lập trường của Mỹ về chương trình làm giàu Urani, đồng thời cảnh báo nguy cơ đổ vỡ của các cuộc đàm phán gián tiếp giữa hai bên.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm tỉnh Kursk lần đầu tiên kể từ khi Moscow tuyên bố giành lại hoàn toàn quyền kiểm soát khu vực này, sau cuộc đột kích bất ngờ của lực lượng Ukraine năm 2024.
Vương quốc Anh đã đình chỉ các cuộc đàm phán thương mại tự do với Israel vào ngày 20/5, đồng thời áp đặt lệnh trừng phạt đối với một số cá nhân và thực thể ủng hộ bạo lực chống lại cộng đồng người Palestine.
Một ủy ban đặc biệt của Mỹ sẽ xem xét lại quá trình rút quân đầy hỗn loạn của nước này khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021.
Israel đang chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, ngay cả khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao với Tehran.
Đại sứ Ai Cập tại Nga, ông Nazih Elnaggari cho biết, Cairo đang theo dõi sát sao sự phát triển của tuyến hàng hải Bắc Cực và không coi đó là mối quan ngại đối với kênh đào Suez.
0