Tổng thống Pháp Macron không từ bỏ nỗ lực tiếp tục đối thoại với Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tối 18/4 tuyên bố, ông vẫn sẽ vẫn tiếp tục duy trì khả năng nối lại đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine, bất chấp sự chỉ trích và sức ép từ nhiều nước đồng minh châu Âu.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: L'Express)

Nhận định về các diễn biến liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine hiện nay khi xuất hiện trong chương trình tranh cử trực tiếp trên kênh truyền hình France 5 tối ngày 18/04, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, mặc dù gặp phải nhiều chỉ trích từ các nước đồng minh châu Âu cũng như từ phía chính quyền Ukraine nhưng ông sẽ không từ bỏ việc có thể nối lại đối thoại trực tiếp với Tổng thống Nga, Vladimir Putin trong thời gian tới.

Theo ông Macron, lựa chọn này xuất phát từ thực tế rằng tất cả các bên đều phải chuẩn bị cho các kịch bản hậu chiến và điều này sẽ không thể thực hiện được nếu không có đối thoại với phía Nga. Tổng thống Pháp cũng bảo vệ quan điểm từ nhiều năm qua của mình rằng, bất chấp quan hệ giữa châu Âu với Nga khó khăn đến mức nào, châu Âu cũng không thể bỏ qua được thực tế lịch sử và địa lý hiển nhiên rằng, Nga là một phần của châu Âu.

Ngoài việc khẳng định sẽ tiếp tục duy trì khả năng đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đề cập đến khả năng sẽ thực hiện chuyến thăm đến thủ đô Kiev của Ukraine trong thời gian tới nếu ông tái cử Tổng thống Pháp sau cuộc bầu cử ngày 24/04. Tuy nhiên, ông Macron khẳng định, ông sẽ chỉ đến Kiev nếu chuyến đi đó mang lại một kết quả cụ thể giúp giải quyết cuộc chiến, chứ sẽ không thăm Kiev chỉ để thể hiện một sự ủng hộ mang tính biểu tượng với Ukraine. Ông Macron cũng cho biết, ông đã có khoảng hơn 40 cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskyi kể từ khi nổ ra cuộc chiến tại quốc gia này ngày 24/02.

Trong những tuần qua, nội bộ các nước EU đang có dấu hiệu bất hoà hoà lớn trong cách tiếp cận với cuộc chiến tại Ukraine. Một số nước đồng minh EU như Italia, và đặc biệt là Ba Lan cùng 3 quốc gia Baltic, đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích các lãnh đạo Pháp và Đức đã quá mềm mỏng trong quan hệ với Nga.

Các nước này cũng cho rằng việc Tổng thống Pháp cố gắng đối thoại với phía Nga là vô ích, trong khi chỉ trích chính phủ Đức đã cản trở các lệnh trừng phạt nặng nề hơn nhằm vào Nga, cụ thể là việc chấm dứt nguồn cung dầu mỏ và khí đốt từ Nga. Cá nhân ông Macron đã lên tiếng phản bác lại các chỉ trích này, trong đó công kích một số chính trị gia Ba Lan đang cố gắng tác động đến cuộc bầu cử Tổng thống tại Pháp./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục mở rộng chiến dịch thay đổi nhân sự cấp cao trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trong đó cách chức Phó Đô đốc Hải quân Mỹ Shoshana Chatfield khỏi vị trí đại diện quân sự tại Ủy ban Quân sự NATO.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ và Iran sẽ tiến hành đàm phán trực tiếp về chương trình hạt nhân của Tehran. Phía Iran bác bỏ, khẳng định chỉ tham gia các cuộc đàm phán gián tiếp thông qua Oman.

Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia cho biết một trận động đất có độ lớn 5,9 đã xảy ra ngoài khơi tỉnh Aceh, phía Tây nước này vào đêm 7/4, rạng sáng 8/4 (theo giờ địa phương).

Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẵn sàng sử dụng mọi công cụ để bảo vệ thị trường nội khối trước các mức thuế mới mà Mỹ áp đặt, trong bối cảnh nguy cơ chiến tranh thương mại giữa hai bên đang gia tăng.

Chuyến thăm Sri Lanka vừa qua của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là dấu mốc quan trọng mới trong mối quan hệ song phương và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cả hai bên.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp đón Thủ tướng Israel tại Nhà Trắng vào chiều ngày 7/4 (giờ địa phương). Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa ông Trump và một lãnh đạo nước ngoài kể từ khi ông công bố chính sách thuế quan mới vào tuần trước.