Tổng thống Nga phê duyệt học thuyết hạt nhân mới
Theo sắc lệnh mới sửa đổi, nguyên tắc cơ bản của học thuyết nhấn mạnh vũ khí hạt nhân là biện pháp cuối cùng để bảo vệ chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, do sự xuất hiện của các mối đe dọa và rủi ro quân sự mới đối với Liên bang Nga, nước này cần phải điều chỉnh các điều kiện cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân.
Cụ thể, danh mục các quốc gia và liên minh quân sự mà Nga thực hiện răn đe hạt nhân đã được mở rộng. Danh mục các mối đe dọa quân sự đòi hỏi Nga phải sử dụng các biện pháp răn đe hạt nhân cũng được bổ sung.
Theo học thuyết hạt nhân mới này, đòn xâm lược từ bất kỳ quốc gia phi hạt nhân nào, có sự tham gia hoặc hỗ trợ của một quốc gia hạt nhân, sẽ được coi là một cuộc tấn công chung vào Liên bang Nga.
Ngoài ra, Liên bang Nga có thể đáp trả bằng vũ khí hạt nhân khi có mối đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền của mình. Nga cũng sẽ đáp trả khi có các cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường nhằm vào Belarus, với tư cách là một thành viên của Nhà nước Liên minh. Hoặc khi đối phương phóng hàng loạt máy bay quân sự, tên lửa hành trình, máy bay không người lái và các phương tiện bay khác xâm nhập biên giới của Liên bang Nga.
Phiên bản trước của học thuyết hạt nhân của Liên bang Nga được phê duyệt vào tháng 6/2020. Phiên bản này thay thế một tài liệu tương tự được thông qua 10 năm trước đó.


Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Một tuần sau trận động đất 7,7 độ richter hôm 28/3, nhiều thành phố của Myanmar vẫn trong khung cảnh đổ nát, tang thương. Hậu quả của cơn đại địa chấn đang khiến đất nước này lâm vào khủng hoảng nhân đạo chưa từng có trong lịch sử.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo, các đơn vị tác chiến của nước này đã gây thêm tổn thất về nhân lực và trang thiết bị cho quân đội Ukraine tại các mặt trận như Kursk, Belgorod, Donetsk.
Nga cáo buộc trong ngày 5/4 Ukraine đã tiến hành 6 cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này, trong khi Ukraine cho biết giao tranh vẫn đang diễn ra ở khu vực Kursk.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.
Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake hôm 5/4 đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Colombo theo nghi thức trang trọng nhất với 21 loạt đại bác.
0