Tổng thống Nga ký sắc lệnh tịch thu tài sản của Mỹ

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh xác định các loại tài sản tài chính của Mỹ có thể được dùng để bồi thường cho những tổn thất từ việc tịch thu tài sản của Nga bị phong tỏa ở Mỹ.

Theo sắc lệnh, những loại tài sản này gồm chứng khoán đã được niêm yết, bất động sản, động sản và quyền sở hữu.

Thẩm quyền xác định loại tài sản nói trên sẽ thuộc về một ủy ban của Chính phủ Nga. Còn việc đưa ra quyết định bồi thường sẽ thuộc về thẩm quyền của tòa án.

Hồi tháng 4, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, ông Dmitry Medvedev thừa nhận rằng, Nga nắm giữ số lượng không đáng kể tài sản thuộc sở hữu nhà nước của Mỹ.

Bất kỳ bước đi nào của Nga nhằm tịch thu tài sản của Mỹ sẽ không tương xứng với số tài sản của Nga bị tịch thu. Do đó, ông Medvedev cho rằng Nga có thể tịch thu tài sản của cá nhân Mỹ ở Nga.

Ôông Dmitry Medvedev

Trước đó, Mỹ và các đồng minh đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD tài sản của Ngân hàng trung ương Nga như một phần của các lệnh trừng phạt khi Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Hầu hết số tài sản đó đang do các ngân hàng ở EU nắm giữ. Theo kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU), lợi nhuận hằng năm của các tài sản này dự kiến từ 2,5 - 3 tỷ euro và 90% lợi nhuận thu được từ tài sản này sẽ được sử dụng để hỗ trợ quân sự cho Kiev thông qua Cơ chế Hòa bình châu Âu (EPF), phần còn lại sẽ được chuyển vào ngân sách EU và được sử dụng cho mục đích tái thiết Ukraine.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.

Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.

Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.

Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.