Tổng thống Mỹ đề xuất cải cách Tòa án Tối cao
Việc cải tổ Tòa án Tối cao Mỹ do phe bảo thủ nắm giữ được xem là động thái táo bạo của Tổng thống Biden, nhằm ghi dấu ấn trong sáu tháng cầm quyền cuối cùng của mình.
Theo công bố của Nhà Trắng, Tổng thống Biden đề nghị mỗi thẩm phán sẽ chỉ có nhiệm kỳ 18 năm thay vì trọn đời như quy định trong Hiến pháp và tổng thống đương nhiệm cứ hai năm một lần sẽ bổ nhiệm một thẩm phán mới thay thế.

Tổng thống Mỹ cải cách toàn diện Tòa án Tối cao
Tổng thống Biden lập luận rằng việc giới hạn nhiệm kỳ sẽ giúp đảm bảo Tòa án Tối cao được thay đổi thành viên một cách thường xuyên hơn, quá trình đề cử thẩm phán mới cũng trở nên dễ dự đoán hơn.
Ngoài ra, Tổng thống Biden muốn thiết lập một bộ quy tắc đạo đức dành cho các thẩm phán, yêu cầu họ phải công bố các quà tặng bản thân nhận được, tránh tham gia hoạt động chính trị công khai và không tham gia xét xử các vụ án mà họ hoặc người thân có xung đột lợi ích về tài chính hoặc các vấn đề khác.
Đề xuất được Tổng thống Biden đưa ra trong bối cảnh các thành viên đảng Dân chủ đang ngày càng bất mãn với Tòa án Tối cao Mỹ, sau khi hội đồng thẩm phán ra phán quyết đảo ngược các quyết định mang tính bước ngoặt về quyền phá thai và quyền điều chỉnh của chính quyền liên bang trong các vấn đề y tế, môi trường, an toàn lao động và bảo vệ người tiêu dùng, vốn đã có hiệu lực trong nhiều thập kỷ.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định khả năng đề xuất của Tổng thống Biden được Quốc hội thông qua là rất thấp, trong bối cảnh chỉ còn chưa đầy 100 ngày nữa là tới ngày bầu cử. Lần cuối cùng Quốc hội Mỹ phê chuẩn việc sửa đổi Hiến pháp là năm 1992.


Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.
Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.
Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.
Việc xóa bỏ các biện pháp trừng phạt với Syria có thể xem như một "củ cà rốt" nhằm thúc đẩy chính quyền chuyển tiếp hoặc ít nhất là kéo Syria ra khỏi quỹ đạo quá gần với các đối thủ địa chính trị của phương Tây.
Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.
Phiên dịch viên Oleg Golovko, thành viên trong nhóm của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov, bất ngờ rời bỏ cuộc đàm phán với phía Nga tại Istanbul hôm 19/5 và biến mất không dấu vết.
0