Lễ hội “Tế khai sắc, rước khai xuân” đền Voi Phục

Sáng 11/2, quận Ba Đình trang trọng tổ chức lễ hội truyền thống “Tế khai sắc, rước khai xuân”, khai ấn Lý triều Đại Vương “Trấn Tây Thượng Đẳng” tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Voi Phục.

Trong suốt chiều dài lịch sử, Di tích quốc gia đặc biệt đền Voi Phục đã trải qua gần nghìn năm phụng thờ Đức Thánh - Hoàng tử Linh Lang - người anh hùng có công cùng quân dân thời vua Lý đánh tan giặc Tống xâm lược thế kỷ thứ XI.

Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Ba Đình luôn quyết tâm thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống các di tích nói chung và Di tích quốc gia đặc biệt đền Voi Phục nói riêng; đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hơn nữa giá trị các di tích quốc gia đặc biệt đến tới nhân dân Thủ đô, bạn bè trong và ngoài nước, khai thác và phát huy hiệu quả giá trị di tích, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

Thông qua bảo tồn và phát huy giá trị di tích, quận Ba Đình đã tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân; đồng thời giáo dục truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tưởng niệm các anh hùng dân tộc, các bậc tiền nhân của dân tộc Việt Nam ta.

Năm nay, dù Di tích quốc gia đặc biệt đền Voi Phục đang trong quá trình thực hiện tu bổ tổng thể, nhưng lễ hội truyền thống “Tế khai sắc, rước khai xuân” Ất Tỵ 2025 tiếp tục thực hiện nghi thức khai ấn và đầy đủ các nghi thức, nghi lễ truyền thống nhằm tri ân công đức của tiền nhân và vương triều Lý trong việc khai đô Thăng Long, mở rộng lãnh thổ Đại Việt về phương Nam; đồng thời cầu cho quốc thái - dân an - thái bình thịnh trị, tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi đón chào một mùa xuân mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm 'Sáng trong ngọc kính' trưng bày 8 tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Bùi Văn Toản được tạo nên từ những mảnh kính vỡ khắc họa chân dung của những nhân vật huyền thoại của Việt Nam.

Chùa Tây Phương thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất được mệnh danh là “đệ nhất cổ tự” của Hà Nội, thể hiện rõ nét nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Việt.

Làng Cổ Đô, huyện Ba Vì. TP. Hà Nội được biết đến là “làng họa sĩ”. Nơi đây có nhiều họa sỹ tên tuổi với các bảo tàng lưu giữ những tác phẩm mỹ thuật giá trị.

Việc hai chiếc thuyền cổ được khai quật tại Bắc Ninh thời gian qua, cùng những kết quả nghiên cứu chi tiết, sẽ góp phần làm sáng tỏ trang sử hàng hải và giao thương quốc tế của Việt Nam, khẳng định giá trị to lớn của di sản này đối với bản sắc lịch sử và văn hóa của dân tộc.

Triển lãm “Nghe vải kể chuyện” được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, giới thiệu 75 tác phẩm tranh cắt vải khắc họa tình yêu quê hương đất nước của hoạ sĩ Trần Thanh Thục.

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).