Tống cựu nghinh tân, phong tục đón Tết đẹp của người Việt

Để tiễn năm cũ qua, đón năm mới đến, người Việt có nhiều nghi lễ truyền thống - những nghi lễ này mang nhiều ý nghĩa nhân văn và đậm vẻ đẹp văn hóa dân gian.

Đúng vào dịp cuối năm, Khu Trung tâm Di sản Hoàng thành Thăng Long đã tái hiện Lễ Tống cựu nghinh tân với nhiều nghi lễ đón Tết trong triều đình ở Kinh thành Thăng Long xưa như Lễ Tiến lịch thời Lê, Lễ Đổi gác và các không gian trưng bày Tết Cung đình, Tết Việt thời bao cấp. Dự nghi lễ linh thiêng này có Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thị Thu Hà và Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam Jonathan Baker.

Trong cung đình xưa, sáng sớm ngày 23 tháng Chạp, đoàn rước ăn mặc chỉnh tề, sang trọng, áo the, khăn xếp. Những con cá chép đỏ được đựng trong chậu đồng thau. Sau khi làm lễ cúng, cá được rước ra dòng sông cổ, nay là khu di tích khảo cổ 18 đường Hoàng Diệu, để phóng sinh.

Trong cung, nhà vua tổ chức lễ dựng cây nêu trước cổng Đoan Môn. Cây nêu biểu trưng cho vũ trụ, là biểu tượng tồn tại trong nhiều nền văn hóa Á Đông, được xem là sự giao hòa giữa trời, đất và con người, dưới sự che chở của thần linh. Cây nêu được treo những tế khí bằng đất nung, mỗi khánh đất nung lại mang một hình tượng khác nhau về các linh vật, hình cá chép.

Tống cựu  - nghinh tân nghĩa là tiễn cái cũ để đón cái mới. Trong cung đình Thăng Long, nghi lễ này được các triều đại thực hiện với nhiều nghi thức khác nhau. Ở thời Lê, có một nghi lễ rất quan trọng là Lễ Tiến lịch, hay còn gọi là “Ngự lịch lên vua”. Nghi lễ mang nhiều ý nghĩa về tinh thần độc lập, tự chủ, thể hiện trình độ phát triển của văn minh, văn hóa nước ta.

Ở thời Lê, việc làm lịch do vua chỉ định và chỉ sau lễ tiến lịch cho nhà vua, quần thần văn võ và dân chúng mới bắt đầu dùng lịch của năm mới. Quan dùng quan lịch, dân dùng dân lịch. 

Ông Jonathan Baker, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam, cho biết: "Tôi tin rằng Lễ Tống cựu nghinh tân hôm nay sẽ cho chúng ta chìm vào kho tàng di sản văn hóa trù phú của Việt Nam, mà nổi bật chính là các nghi lễ truyền thống về Tết Nguyên đán. Tôi cảm thấy rất may mắn khi được làm việc tại đất nước luôn đề cao gìn giữ, phát huy giá trị di sản và tôi ghi nhận cao tất cả những sáng kiến và nỗ lực của các bạn".

Tái hiện các nghi lễ đón Tết - vui Xuân trong cung đình là sản phẩm du lịch độc đáo nhất cả nước, chỉ có ở Hoàng thành Thăng Long. Các nghi lễ và phong tục mang vẻ đẹp thiêng liêng, thấm đẫm giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.