Tôn vinh thành tựu 70 năm phát triển của Thủ đô
Sáng 4/10, triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hoá, xã hội của thành phố Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển” đã chính thức được khai mạc tại Bảo tàng Hà Nội.
Tới tham dự lễ khai mạc có Trung Tướng Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Uỷ Viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải cùng gần 300 đại biểu các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô.
Đây là một trong những hoạt động trọng tâm của thành phố trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, nhằm giới thiệu những thành tựu quan trọng của Thủ đô Hà Nội qua 70 năm chiến đấu, lao động, sản xuất và phát triển, các dấu ấn đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố qua từng giai đoạn lịch sử.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải khẳng định triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hoá, xã hội của thành phố Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển” được tổ chức dịp này là cơ hội để nhìn lại lịch sử hào hùng, tôn vinh những thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội mà Hà Nội đã đạt được.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải phát biểu: "Triển lãm hôm nay là bức tranh toàn diện phản ánh chân thực và sống động quá trình phát triển 70 năm của Thủ đô qua các thời kỳ, tái hiện chặng đường lịch sử vẻ vang những thành tựu trong lao động chiến đấu xây dựng phát triển của Thủ đô. Từ những ngày tháng khó khăn lúc mới giải phóng gian khổ trong kháng chiến Hà Nội đã vươn lên mạnh mẽ từng bước trở thành thành phố văn hiến văn minh hiện đại mang tầm vóc khu vực và quốc tế".
Với diện tích trưng bày khoảng 2.500 m² gồm hơn 500 hình ảnh, 500 hiện vật, 30 mô hình ứng dụng công nghệ hiện đại, triển lãm thể hiện bức tranh toàn diện về Thủ đô 70 năm qua, hào hùng trong chiến đấu, hăng say trong lao động, sáng tạo, đang vươn lên mạnh mẽ cùng dân tộc và thời đại, ngày càng văn hiến, văn minh, hiện đại, mang tầm vóc khu vực và quốc tế.
Thông qua việc sử dụng pano, bản vẽ, tài liệu, phim, ảnh, hiện vật, mô hình kết hợp trình chiếu 3D mapping, ứng dụng công nghệ số, AI, triển lãm đưa khách tham quan theo dòng lịch sử trở về các giai đoạn phát triển của Hà Nội theo 5 không gian.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Hà Nội có diện tích chỉ khoảng 130 km², với dân số khoảng 530.000 người.
Trải qua bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính lớn vào các năm 1961, 1978, 1991 và 2008, đến tháng 10/2024, tức là sau 70 năm, Hà Nội đã có diện tích hơn 3.300 km², dân số khoảng 8,5 triệu người.
Cùng với việc mở rộng và gia tăng dân số, kinh tế xã hội của Hà Nội cũng có những dấu ấn đậm nét.
Năm 1965, Hà Nội đã trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Bắc.
Đến năm 1982, Hà Nội về cơ bản đã coi là hồi phục các cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội và có những bước tiến tốt hơn.
Đến năm 1986, Hà Nội đã trở thành trung tâm đổi mới về khoa học công nghệ, cùng với đó là thay đổi về cơ chế quản lý kinh tế giúp Thủ đô Hà Nội vươn lên là một trong những điểm sáng trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của cả nước.
Đến năm 1999, Hà Nội được tổ chức UNESCO vinh danh là thành phố vì hòa bình và đến năm 2000 thì được vinh danh là Thủ đô anh hùng.
Quy mô thu nhập của Hà Nội đã tăng rất mạnh mẽ trong quãng thời gian từ năm 2010 cho đến năm 2023 với GDP thường là dẫn đầu cả nước với mức tăng trưởng khoảng 7%. Số thu ngân sách hàng năm tăng lên rõ rệt, có những năm tăng cao hơn cả số thu của thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ cấu kinh tế thay đổi hoàn toàn: Tỷ lệ thương mại - dịch vụ ngày càng tăng, tỷ lệ nông nghiệp thu hẹp lại. Hà Nội hiện có một hệ thống thương mại khá hiện đại, gồm khoảng 30 trung tâm thương mại, gần 150 siêu thị, 455 chợ, hàng nghìn cửa hàng tiện ích, hàng trăm máy bán hàng tự động. Ngoài ra có hàng chục nghìn hộ bán lẻ với hàng trăm nghìn cơ sở kinh doanh.
Hạ tầng giao thông, giáo dục, văn hóa, y tế cũng đều có những thay đổi đột phá. Thành phố Hà Nội hiện đã có tới 2.000 trường học các cấp. Cùng với đó, an sinh xã hội của Thủ đô Hà Nội cũng có những điểm nhấn trong phát triển.
Quãng thời gian 70 năm đã tạo nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển nhanh, bền vững, tương đối toàn diện của thành phố, đặc biệt với các quy hoạch dành riêng cho Thủ đô trong tương lai.
Trải qua 20 năm tổ chức, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành nề nếp, là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Việc tổ chức Ngày hội nhằm tiếp tục xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Tối 17/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương đã tới dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân tổ dân phố số 9, phường Long Biên, quận Long Biên.
Ngày 17/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva tại thành phố Rio de Janeiro và nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược.
Sáng 18/11, Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều tối 17/11, bão Man-yi đã đi vào đất liền phía Đông đảo Luzon (Philippines), cường độ bão giảm 2 cấp.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam vừa khởi công dự án xây dựng nhà ga hàng hóa tại cảng hàng không này và dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác vào tháng 1/2026.
0