Tôn vinh nghề gốm truyền thống Bát Tràng
Lễ hội truyền thống làng cổ Bát Tràng, Gia Lâm, là một trong những lễ hội độc đáo nhất của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Diễn ra trong ba ngày 14-15-16 tháng 2 Âm lịch, lễ hội bao gồm rất nhiều nghi lễ truyền thống. Trong đó, nghi thức rước nước giữa lòng sông Hồng hấp dẫn du khách và cũng là nghi thức người dân Bát Tràng tưởng nhớ và tri ân công đức của các bậc Thánh thần, Thành hoàng làng và các vị tổ nghề.

Nét đẹp của sản phẩm Bát Tràng là vẻ đẹp tinh xảo được thể hiện trên từng chi tiết, từng đường nét. Gốm Bát Tràng cũng có màu men mang đặc thù riêng của dòng gốm cổ.
Tại lễ hội năm nay, Bát Tràng ra mắt mô hình trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch. Đây là một trong 10 mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo đầu tiên của thành phố Hà Nội nằm trong quyết tâm thực hiện cam kết trong Mạng lưới thành phố sáng tạo UNESCO mà Hà Nội là thành viên.
Cùng với các di sản kiến trúc cổ, Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt, chợ Gốm, Trung tâm Thiết kế sáng tạo… trở thành một vòng tròn trải nghiệm hấp dẫn với bất cứ du khách trong và ngoài nước nào đến với làng nghề Bát Tràng.

Em Nguyễn Thư Bình, tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ: "Đây là một làng gốm khá lâu đời, em bất ngờ với những sản phẩm ở đây rất đẹp và tinh xảo".
Nhờ dung hòa được những giá trị cổ truyền và hiện đại, Bát Tràng đã và đang trở thành một điểm sáng trong việc gìn giữ nghề Gốm và là điểm sáng du lịch làng nghề tại Hà Nội.


Hơn 70 năm qua, người dân làng Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đã luôn giữ vứng nghề truyền thống của quê hương mình, đó là nghề may cờ Tổ quốc. Với lòng yêu nghề và niềm tự hào dân tộc, người dân nơi đây đã “thổi hồn” mình vào từng sản phẩm để mỗi lá cờ tổ quốc luôn đẹp, rực rơ hơn.
Làng Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) là nơi sản xuất ra hàng triệu lá cờ Tổ quốc, nơi những người thợ vẫn từng ngày “thổi hồn” vào từng sản phẩm với lòng yêu nghề và niềm tự hào.
Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Những người thợ Giò chả Ước Lễ, Tân Ước, Thanh Oai lại hội tụ với nhau hội làng trong tháng Ba âm lịch.
Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề năm 2025 theo Kế hoạch số 81 về phát triển ngành nghề nông thôn của UBND thành phố Hà Nội.
Xây dựng các làng nghề thành không gian văn hóa phục vụ phát triển du lịch được coi là định hướng quan trọng, tạo sức bật để vùng nông thôn có nghề trở thành điểm nhấn xanh của Thủ đô.
0