Tội phạm tín dụng đen hoạt động mạnh dịp cuối năm | Hà Nội tin mỗi chiều
Tội phạm tín dụng đen hoạt động mạnh dịp cuối năm
Thời điểm cuối năm, nhu cầu vay tiền để giải quyết công việc của người dân càng tăng cao. Nắm bắt xu hướng này, các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” cho vay nặng lãi thường sử dụng nhiều chiêu trò như "hỗ trợ tài chính", "cho vay tiêu dùng", “bốc bát họ”… Bằng những hình thức như vậy, không ít tổ chức “tín dụng đen” đã dẫn dụ được người vay nhẹ dạ.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa triệt phá một đường dây “tín dụng đen” trên 80 tỷ đồng và cá độ bóng đá. Tiến hành điều tra, lực lượng chức năng xác định đối tượng Vũ Ngọc Tiến, sinh năm 1984, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội trực tiếp quản lý và điều hành nguồn tiền cho vay, chỉ đạo và quyết định việc cho khách hàng vay tiền.

Rất nhiều các đường dây tín dụng đen đã được lực lượng chức năng triệt phá trong thời gian qua. Nhưng hoạt động của các đối tượng cho vay lãi nặng dường như không thuyên giảm, mà lại có dấu hiệu diễn biến phức tạp. Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, lực lượng công an đã phát hiện, xử lý hơn 700 vụ, khởi tố trên 400 vụ và 800 bị can. Hoạt động “tín dụng đen” thường diễn ra ngầm, âm thầm, không ồn ào, nhưng hậu quả và hệ lụy của nó là rất lớn. Đã có những tình huống siết nợ bạo lực kiểu “xã hội đen”, đẫm máu và nước mắt, gây bất an cho xã hội.
Công nghệ thông tin phát triển, chỉ vài thao tác đơn giản qua app một phần mềm ứng dụng là người vay có thể dễ dàng có được khoản tiền vay đáp ứng nhu cầu trước mắt. Ngoài ra, còn rất nhiều tổ chức “tín dụng đen” núp dưới vỏ bọc công ty tài chính quảng cáo, dán tờ rơi khắp hang cùng ngõ hẻm, đánh lừa người vay như “cho vay từ ngân hàng thật”. Đến khi nạn nhân sập bẫy, những tổ chức “tín dụng đen” này tìm mọi chiêu trò để áp lãi suất cao chóng mặt, chỉ trong thời gian ngắn đã đưa khoản tiền vay ban đầu tăng gấp vài chục đến hàng trăm lần. Khi người vay chưa kịp trả nợ, những đối tượng này dùng mọi thủ đoạn của “xã hội đen”, đe dọa, gọi điện quấy rối bạn bè, người thân của người vay tiền để gây áp lực, buộc người vay phải tìm mọi cách xoay tiền trả nợ.
Về pháp lý, Nhà nước cho phép nhân dân tự tổ chức hình thức huy động vốn góp, nhưng phải đảm bảo an toàn, đúng pháp luật, không vượt quá mức lãi suất 20%/năm. Luật pháp đã có quy định với những hành vi cho vay nặng lãi. Tùy mức thu lợi bất chính từ hành vi cho vay lãi nặng mà khung hình phạt tội này có thể là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến ba năm. Luật sư Lê Văn Thiệp - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho rằng, khung pháp luật về tội cho vay lãi nặng chưa đủ để răn đe. Thứ hai là cơ chế phát hiện tội phạm và đặc biệt ý thức của người dân tham gia các quá trình dân sự ở loại hình tội phạm này chưa được tích cực.
Dự báo diễn biến, phương thức hoạt động của tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến "tín dụng đen" thời gian tới còn nhiều phức tạp, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị, địa bàn phải quán triệt, triển khai nghiêm túc kế hoạch cao điểm tấn công trấn áp tội phạm “tín dụng đen” trước, trong và sau Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2024; báo cáo cấp ủy, chính quyền cơ sở để chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc. Đơn vị nào để sót lọt tội phạm nói chung, "tín dụng đen" nói riêng, sẽ bị xử lý nghiêm.
Nguy cơ mất tiền vì chuyển khoản qua wifi miễn phí
Đến một địa điểm công cộng như nhà hàng, quán ăn hay một tiệm cà phê, sử dụng mạng wifi công cộng để lướt mạng, kết nối với bạn bè hay thực hiện các giao dịch ngân hàng trực tuyến bằng thiết bị thông minh đã là thói quen của nhiều người. Thế nhưng không phải ai cũng biết, thói quen này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Trong đó có nguy cơ bị kẻ xấu vét sạch tiền trong tài khoản khi chuyển khoản bằng wifi công cộng. Hành vi tạo lập các mạng wifi giả mạo thực chất là biến tướng của chiêu trò phát tán những tin nhắn như: “Thông báo đủ điều kiện nhận tiền hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp”; “tài khoản ngân hàng đang bị đăng nhập bởi một thiết bị khác” hay “Thông báo trúng thưởng” các đồ dùng có giá trị… Mục đích là để dẫn dụ những người nhẹ dạ cả tin click vào những đường link có chứa mã độc.

Để không rơi vào tình huống bị mất tiền khi thực hiện các giao dịch ngân hàng trực tuyến, người sử dụng chỉ nên dùng wifi công cộng để lướt mạng, đọc tin tức đơn thuần. Trường hợp bắt buộc phải xử lý các giao dịch quan trọng như mua hàng trực tuyến hay chuyển tiền, tốt nhất là nên sử dụng mạng 3G, 4G đã có sẵn trên điện thoại của mình.
Anh Vũ Ngọc Sơn - Giám đốc kỹ thuật Công ty Công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam khuyến cáo, kể cả khi cài trên các kho chính thống thì trước khi cài chúng ta cũng nên kiểm tra ứng dụng đó của nhà cung cấp có uy tín hay không, có bao nhiêu lượt tải, bao nhiêu lượt đánh giá tốt… Khi cài đặt mà các ứng dụng đó đòi hỏi quyền khi cài đặt cũng nên dành vài phút đọc kỹ để xem ứng dụng đó yêu cầu truy cập vào những nguồn tài nguyên nào của điện thoại. Trường hợp đã lỡ sử dụng mạng wifi công cộng để thực hiện các giao dịch quan trọng thì nên thực hiện đổi ngay các mật khẩu liên quan đến những giao dịch vừa thực hiện. Bởi rất có thể những thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng đã rơi vào tay hacker. Bên cạnh đó, nên xóa lịch sử đăng nhập wifi khi di chuyển giữa các địa điểm để tránh tình trạng đăng nhập tự động. Cập nhật các thiết bị thường xuyên để vá các lỗ hổng bảo mật sẽ giúp phòng tránh việc dò quét và tấn công của hacker trong cùng mạng wifi công cộng. Không cài bất kỳ phần mềm gì mà người cung cấp wifi miễn phí yêu cầu để được kết nối interrnet và luôn sử dụng các kết nối có “https” là những điều tối thiểu khi sử dụng internet ở bất kỳ đâu./.
- Giảm giờ làm việc tăng hiệu suất công việc | Hà Nội tin mỗi chiều
- Nỗi lo lương tăng đồng mốt, giá tăng đồng hai | Hà Nội tin mỗi chiều
- Điệp khúc lát đá vỉa hè cuối năm tại Hà Nội | Hà Nội tin mỗi chiều
- Tết có bình yên khi pháo nổ? | Hà Nội tin mỗi chiều
- 18 bị án được ân giảm án tử hình xuống chung thân | Hà Nội tin mỗi chiều


Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa giao nhiệm vụ cho UBND thành phố Hà Nội nghiên cứu lộ trình thu phí ô tô vào khu vực trung tâm trong giờ cao điểm.
Hàng triệu người trẻ mới đây đã thức trắng đêm, mất ăn mất ngủ vì buổi phát sóng trực tiếp (livestream) trong đêm 28/3 về cuộc đối chất tình ái ồn ào của một nam streamer. Con số đó cho thấy sức hút khủng khiếp của chuyện đời tư người nổi tiếng đối với công chúng.
UBND thành phố Hà Nội vừa triển khai cơ chế “làn xanh”, yêu cầu xử lý hồ sơ trong 24 giờ cho 10 dự án trọng điểm nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 8% trong năm 2025.
Thành phố Hà Nội đã quyết định lắp đặt thêm 3.700 camera AI. Đây chính là một bước đi quan trọng trong lộ trình xây dựng hệ thống quản lý giao thông thông minh.
UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định giao hơn 70.500 m² đất cho quận Long Biên để thực hiện dự án xây dựng công viên, hồ nước, mở ra một không gian xanh cho người dân khu vực.
Những cảnh tượng quen thuộc như không kiên nhẫn vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, phóng vút lên vỉa hè lại xuất hiện trên đường. Có phải một bộ phận người dân đã quên Nghị định 168? Phải chăng, luật chỉ là thứ để đối phó, thay vì tuân thủ? Nếu tình trạng "nhờn" luật này không được chặn đứng, liệu trật tự có thể được lập lại?
0