Toàn cảnh siêu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 60 tỷ USD. Tổng chiều dài dự kiến của đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam khoảng 1.545km, đi qua 20 tỉnh với 23 nhà ga, không có gia cắt đồng mức với đường bộ. Đường ray được thiết kế là đường đôi, khổ 1.435 mm. Đoàn tàu được điện khí hóa. Tốc độ khai thác tối đa khoảng 350 km/h và đoàn tàu sử dụng công nghệ động lực phân tán. Thời gian di chuyển từ Ga Ngọc Hồi đến Ga Thủ Thiêm, nếu dừng tại 6 ga là 5h26p, nếu dừng đủ 23 ga là 7h54p.
Dự án được chia thành 2 giai đoạn triển khai. Giai đoạn 1 gồm đoạn Hà Nội – Vinh và Nha Trang – TP.HCM. Tổng chiều dài 2 đoạn này khoảng 665km với tổng mức đầu tư là 24,72 tỷ USD. Thời gian thi công dự kiến trong 4 năm, từ 2027 – 2031 và đưa vào khai thác từ 2032. Giai đoạn 2 triển khai đoạn Vinh – Nha Trang với chiều dài 894km với tổng mức đầu tư khoảng 33,99 tỷ USD. Thời gian thực hiện dự kiến trong 10 năm, từ 2040-2050.

Việc xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hiện đang được cân nhắc với 3 phương án.
Phương án thứ nhất, chỉ chạy tàu khách. Tốc độ khai thác 350km/h. Người dân sẽ mất tối đa 5h30 - 8h để di chuyển. Với kịch bản này, tổng mức đầu tư dự kiến vào khoảng 67,32 tỷ USD.
Phương án thứ hai, kết hợp khai thác cả chở khách và chở hàng. Tốc độ khai thác tàu khách tối đa là 200-250km/giờ. Với kịch bản này, dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 70,02 tỷ USD. Thời gian đi từ Hà Nội vào TP.HCM sẽ mất khoảng 7-8 giờ.
Phương án thứ ba cũng là đề xuất của Bộ GTVT, đó là khai thác chở khách và dự phòng chở hàng. Tốc độ khai thác cũng được đẩy lên tối đa 350km, rút ngắn được thời gian di chuyển. Mức đầu tư cho phương án này khoảng 68,98 tỷ USD. Phương án này được cho là sẽ tận dụng hết khả năng của tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam, khi kết hợp được cả 2 phương án trên và tốc độ, thời gian phù hợp với kế hoạch phát triển.
Thực tế trong thời gian gần đây, ngành đường sắt Việt Nam đang ngày càng thu hút lượng lớn hành khách, nhất là trong những dịp Lễ, Tết, bởi trang thiết bị trên tàu cũng như chất lượng dịch vụ được tập trung cải thiện. Bên cạnh đó, thị trường hàng không hiện đã thay đổi theo chiều hướng khác, giá vé máy bay ngày càng tăng cao. Do đó, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao 350km/h cho tầm nhìn xa 50-100 năm nữa được nhiều chuyên gia đánh giá là hợp lý. Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư và tiến độ toàn tuyến sẽ là việc cần căn nhắc, đánh giá kĩ lưỡng, một số phương án được đưa ra như phân kỳ đầu tư, chia ra thành nhiều đoạn, trong đó phải xác định rõ đoạn nào cần ưu tiên làm trước, đoạn nào có thể làm sau. Điều này sẽ giúp việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam khả thi hơn và không gây áp lực lớn cho ngân sách.


Hình ảnh một chuyến bay xuất hiện nhiều màu áo xanh quân phục, với những huân, huy chương lấp lánh trên ngực áo, đang gây chú ý trên mạng xã hội.
Chuyến bay mang số hiệu MF8697 của Xiamen Airlines từ Phúc Châu, Trung Quốc đã hạ cánh an toàn tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, qua đó khai trương đường bay quốc tế thường lệ giữa Hà Nội - Phúc Châu vào sáng 30/3.
Công ty CP Vận tải đường sắt triển khai chương trình giảm giá vé tàu đến 40% đối với hành khách là người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Người dân ra sân bay sẽ không còn cần lục tìm vé giấy, xếp hàng dài chờ đối chiếu giấy tờ mà chỉ cần ứng dụng công nghệ sinh trắc học và nền tảng VNeID là đủ để làm thủ tục.
Đại diện Tổng công ty đường sắt Việt Nam đã có lý giải về sự việc barie đường sắt tự mở khi tàu hỏa chưa đi qua, qua đó rà soát hệ thống cảm biến và siết chặt các quy chuẩn liên quan.
Tàu cao tốc Thăng Long từ TP.HCM đi Côn Đảo dự kiến được khai thác trở lại từ giữa tháng 4/2025, sau gần một năm tạm dừng khai thác.
0