Tò he, điểm nhấn văn hóa trên phố đi bộ hồ Gươm
Theo những người cao niên trong làng Xuân La, nghề nặn tò he là một nghề truyền thống xuất hiện khoảng 400 - 500 năm trước.
Nhờ tài năng, trí tưởng tượng phong phú kết hợp đôi bàn tay khéo léo, những nghệ nhân làng nghề tò he Xuân La đã "biến” cục bột nặn vô tri vô giác thành những sản phẩm nghệ thuật đầy sáng tạo, đa sắc màu mang đậm nét văn hóa Việt.

Ban đầu, tò he là sản phẩm làm bằng bột gạo dùng để cúng lễ nên thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò... Ngày nay, các nghệ nhân làng nghề Xuân La đã sáng tạo, nặn nhiều hình thù phong phú…
Tò he trước đây được trộn màu có nguồn gốc từ thực vật như hoa hoè, củ nghệ, quả gấc, cây nhọ nồi... nên có thể ăn được. Hiện tại, để tiện lợi và phù hợp với thị yếu của khách hàng, các nghệ nhân đã có nhiều cải tiến với món đồ chơi dân gian này.

Từ khi không gian quanh hồ Gươm trở thành tuyến phố đi bộ vào những ngày cuối tuần, những sạp tò he của những nghệ nhân làng Xuân La đã trở thành nét văn hóa dân gian độc đáo trên phố đi bộ. Dãy tò he rực rỡ sắc màu luôn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của những bạn trẻ và du khách.

Đều đặn vào các ngày thứ 7, Chủ nhật hàng tuần, những nghệ nhân làng Xuân La lại có mặt tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm để tham gia trình diễn, quảng bá văn hóa dân gian, phục vụ du khách trải nghiệm trò chơi dân gian nặn tò he.

Đồ nghề khá đơn giản: chỉ một con dao nhỏ, vài que tre, chút sáp ong, một cái lược và một thùng xốp để cắm tò he trưng bày, thế nhưng những gian hàng tò he luôn là nơi níu chân khách du lịch ghé qua.

Không chỉ là một thứ đồ chơi dân gian mang đậm hồn dân tộc, tò he từ lâu đã được xem như những tác phẩm nghệ thuật và có sức hấp dẫn đặc biệt với mọi người. Với sự xuất hiện của không gian tò he ở phố đi bộ hồ Gươm vào mỗi dịp cuối tuần đã góp phần giữ gìn, quảng bá văn hóa dân gian Việt Nam.


Hai giờ sáng, khi cả thành phố chìm trong giấc ngủ, ở làng Mạch Tràng, một ngày mới lại bắt đầu với những người làm bún.
Tháng 5 là thời điểm các gia đình làm cốm ở làng Mễ Trì bắt đầu một vụ cốm mới. Từ sáng sớm tinh mơ, những bàn tay đã thoăn thoắt rang cốm, giã cốm, gói cốm trong những tàu lá sen, lá duối thơm ngát.
Không quá nhiều người biết và cũng chẳng bán phổ thông như cà pháo muối, tuy nhiên cà bát muối vẫn là một món ăn kèm quen thuộc trên mâm cơm của nhiều người Hà Nội.
Khi một mẻ gốm mới được đưa vào lò, đích thân ông chủ lò sẽ nhóm lửa. Một vòng lặp dỡ lò, phơi than, đổ khuôn, dỡ khuôn, tráng men, vào lò, dỡ lò… lại bắt đầu.
Ở Hà Nội có những con phố cổ tồn tại hàng trăm năm. Đó không chỉ là nơi đi lại, là nơi buôn bán, mà còn trở thành một phần máu thịt của người Hà Nội. Những con phố ấy chở nặng nhịp sống bình dị, cần mẫn và những ký ức thầm thì cùng tháng năm…
Chơi cờ tướng đã trở thành niềm vui của nhiều người cao tuổi ở Hà Nội. Mỗi ngày, từ sáng đến chiều muộn, bên những gốc cây ven hồ, ghế đá công viên, hay trong các sân tập thể,... đã trở thành điểm hẹn của nhiều người yêu thích cờ tướng.
0