Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 linh hoạt theo phương án giai đoạn mới 2022-2025

(HanoiTV) - Bộ GD-ĐT khẳng định một trong những nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022 là chuẩn bị, tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022. Đây là bước đi đầu, giao thời để đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Cô trò trường THPT Dương Tự Minh thành phố Thái Nguyên. Ảnh minh họa.

Ngày 27/9, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ ký ban hành văn bản số 4237/BGDĐT-QLCL, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022.

Trong đó, đối với Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, ngành giáo dục tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực, bảo đảm sự đồng bộ và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Chuẩn bị điều kiện để thí điểm xây dựng các ngân hàng câu hỏi theo hướng chuẩn hóa phục vụ cho kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ các môn học ở cấp THPT.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 được tổ chức theo “Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2022-2025”, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các địa phương, cơ sở giáo dục đẩy mạnh truyền thông giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên và toàn xã hội về Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2022-2025.

Các địa phương, cơ sở giáo dục tăng cường chức năng quản lý Nhà nước, vai trò thanh tra, kiểm tra, giám sát; gắn kết trách nhiệm chỉ đạo, quản lý tổ chức thi của UBND cấp tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo trong chỉ đạo tổ chức thi tại địa phương.

Nâng cao chất lượng của công tác tập huấn nghiệp vụ cho tất cả các đối tượng, lực lượng tham gia tổ chức thi; đặc biệt chú trọng tập huấn kỹ nghiệp vụ cho cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra, giám sát.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề nghị đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thi; xây dựng các phương án bảo đảm an ninh, an toàn và dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi, nhất là chủ động ứng phó nếu dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh cho 9 trường trung cấp trên địa bàn thành phố với tổng số 2.955 học viên trong năm học 2025-2026.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.

Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.