Tình trạng khô hạn ở hồ Titicaca

Hồ Titicaca, nơi lưu trữ nước ngọt lớn nhất Nam Mỹ đang hứng chịu cảnh mực nước khô cạn nghiêm trọng. Mực nước tại hồ Titicaca hiện đang đạt mức thấp kỷ lục trong nhiều năm qua, lượng mưa ít, kết hợp với đợt khô hạn kéo dài cho thấy đây là hậu quả của hiện tượng thời tiết El Nino kéo dài bất thường.

Trước đây, ông Manuel Flores thường sử dụng thuyền để chăm lo việc trồng cấy và chăn nuôi gia súc quanh khu vực hồ Titicaca, giờ đây ông chỉ còn cách đi bộ trên đáy hồ đã khô cạn. Việc thiếu phương tiện di chuyển, cùng nguồn nước sạch đang dần cạn kiệt, khiến công việc của ông trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Ông Manuel Flores, người dân Bolivia cho hay: “Chưa bao giờ tôi chứng kiến hồ Titicaca khô cạn đến thế. Khu vực canh tác đã biến mất vì thiếu nước. Trước kia, khi đến mùa khô, nước có giảm đi, nhưng sau đó khi mưa đến, lượng nước sẽ trở lại như cũ. Còn hiện giờ, nước đã xuống thấp kỷ lục, dù có mưa trở lại thì phải mất vài năm hồ mới đạt được lượng nước ban đầu. Lúc trước chúng tôi có thể di chuyển bằng thuyền, nhưng giờ không còn cách nào khác ngoài đi bộ.”

Báo động tình trạng khô hạn ở hồ Titicaca

Tình trạng hồ bị cạn kiệt được các chuyên gia cho rằng, có liên quan trực tiếp đến việc biến đổi khí hậu đang ngày càng tăng cao.

Ông Xavier Lazzaro, nghiên cứu sinh, Viện nghiên cứu phát triển Pháp cho hay: "95% lượng nước mất đi từ hồ là do bốc hơi, cho thấy điều này hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn do biến đổi khí hậu gây ra".

Ông Rodney Camargo, đại diện Quỹ Amigos de la Naturaleza cho biết: "Có những nguyên nhân cục bộ mà chúng tôi biết như nạn phá rừng, hỏa hoạn, hay hoạt động xây dựng của con người. Xét theo phương diện toàn cầu, biến đổi khí hậu, các hiện tượng như El Nino và La Nina gây ra lũ lụt và hạn hán".

Theo Map Biomas Agua, đơn vị đã theo dõi sự thay đổi mực nước sông hồ trong khu vực, ở Bolivia đã chứng kiến lượng nước của sông và đầm phá giảm đến 39% trong 20 năm trở lại đây. Điều khiến các nhà khoa học lo lắng hơn là hiện tượng El Nino sẽ tiếp tục làm trầm trọng tình trạng khô hạn tại hồ, bởi vì lượng mưa sẽ giảm cộng với nhiệt độ tăng cao. Theo như báo cáo của bộ phận giám sát nơi đây, mỗi ngày mực nước càng giảm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau hơn nửa thế kỷ, Bảo tàng Nghệ thuật Sao Paulo (MASP), Brazil đã bước vào một hành trình mới với tòa nhà 14 tầng hiện đại.

Giới học giả Italia nhận định kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng trên toàn khối của Liên minh châu Âu đang phải đối diện với những thách thức ở Italia, một trong những quốc gia có tỷ lệ nợ công trên tổng sản phẩm quốc nội cao nhất toàn cầu.

Gần một trăm robot hình người đang học cách làm bánh sandwich, lau quầy và cắm hoa trong suốt 17 giờ/ngày tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.

Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Người dân cả nước hướng về ngày Giỗ Tổ; Phim “Địa đạo” thu hơn 30 tỷ đồng ngày đầu công chiếu; Kế hoạch quốc phòng mới của EU đối diện nhiều thách thức;... là những nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.