Tình nguyện viên Ấn Độ chung tay làm sạch sông ô nhiễm

Một nhóm tình nguyện viên Ấn Độ đã quyết định tự mình hành động để khắc phục tình trạng ô nhiễm trên sông Yamuna - dòng sông linh thiêng chảy qua Thủ đô New Delhi.

Sông Yamuna chảy qua Thủ đô New Delhi của Ấn Độ, là nhánh sông quan trọng của sông Hằng, bắt nguồn từ dãy Himalaya.

Trong thần thoại Ấn Độ giáo, tắm trong vùng nước thánh của sông Yamuna có thể rửa sạch tội lỗi. Tuy nhiên, dòng sông có giá trị về tôn giáo này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi chất thải sinh hoạt, hóa chất và tro cốt hỏa táng. Trong nhiều năm, cảnh tượng và mùi hôi thối từ dòng sông đã khiến nhiều người dân tránh xa khu vực này. Chính thực trạng đó đã thúc đẩy những tình nguyện viên như Nita Paul hành động.

Bà Nita Paul - Tình nguyện viên chia sẻ: "Mỗi lần tôi đến đây, tình trạng ô nhiễm lại tồi tệ hơn. Tôi nghĩ rằng, nếu mình chỉ cần nhặt một mảnh nilon nhỏ, nó cũng có thể tạo ra sự khác biệt. Nếu không phải hôm nay thì trong 5 năm tới, chúng tôi nhất định sẽ thành công, đó là điều chúng tôi hy vọng".

Nhóm của bà Paul do nhà hoạt động môi trường 33 tuổi - Pankaj Kumar dẫn đầu. Họ đã dành nhiều năm để thu gom rác thải, dọn sạch cỏ dại dọc bờ sông Yamuna chỉ bằng việc sử dụng găng tay và các dụng cụ thô sơ.

Ông Pankaj Kumar - Nhà hoạt động môi trường cho hay: "5 năm trước, nơi này ngập trong rác, không ai dám tới gần vì mùi hôi thối. Nhưng nhờ sự cố gắng của các tình nguyện viên, hôm nay mọi người có thể đến đây, cầu nguyện và tận hưởng không gian bên dòng sông".

Dù vậy, ông Kumar nhấn mạnh rằng, việc thu gom rác chỉ là một phần nhỏ trong nỗ lực cải thiện môi trường. Vấn đề cốt lõi vẫn là nâng cao chất lượng nước thải trong các hệ thống cống rãnh và xử lý nước thải hiệu quả hơn.

Thực tế, mỗi ngày New Delhi thải ra 3,6 tỷ lít nước thải, nhưng do hệ thống quản lý kém, chưa đến một nửa trong số đó được xử lý trước khi đổ vào sông Yamuna. Điều này dẫn đến việc nhiều khu vực trên sông bị bao phủ bởi lớp bọt trắng độc hại, đặc biệt trong các lễ hội Hindu cổ như Chhath Puja, khi hàng triệu tín đồ Hindu vẫn tiến hành nghi lễ tắm sông bất chấp nguy cơ về sức khỏe.

Dù còn nhiều thách thức, nỗ lực của nhóm tình nguyện viên như Pankaj Kumar và Nita Paul đã phần nào mang lại thay đổi tích cực cho sông Yamuna. Tuy nhiên, để có giải pháp bền vững, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn từ chính quyền trong việc quản lý và xử lý nước thải, giúp hồi sinh và bảo vệ dòng sông linh thiêng này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.

Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.

Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.

Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.

Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.

Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.