Tình hình kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2023
Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2023, GDP tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước. Về chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Tổng cục Thống kê đánh giá một số địa phương thực hiện tăng học phí theo lộ trình, giá gạo, xăng dầu, gas trong nước tăng theo giá thế giới, giá thuê nhà ở tăng, là những nguyên nhân chính khiến CPI tháng 9 tăng 1,08% so với tháng trước.
So với cùng kỳ năm ngoái, CPI tháng 9 tăng 3,66%. Trong đó nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng; nhóm giáo dục tăng cao nhất hơn 7%.
Trong tháng 9, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa ước đạt 60,53 tỷ USD, giảm 2,5% so với tháng trước và tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng qua, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 497,66 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 259,67 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu đạt 237,99 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa 9 tháng năm 2023 xuất siêu 21,68 tỷ USD.


Nếu bị áp thuế nhập khẩu đối xứng, tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay có thể giảm từ 0,7 - 1,3 điểm % so với kịch bản không bị áp thuế, theo nhận định của Công ty Chứng khoán KB.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý I ước đạt 6,93%, tăng cao nhất so với các năm trong giai đoạn 2020-2025.
Nhiều chuyên gia cho rằng, cần xem xét cân nhắc kỹ lưỡng việc bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).
Theo Bộ Tài chính, tính đến ngày 23/3, cơ quan thuế đã ban hành 3.705 quyết định hoàn thuế cho doanh nghiệp với tổng số tiền 29.236 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2024.
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) hôm 4/4 đã công bố quyết định sơ bộ trong cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép mạ nhập khẩu từ nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.
Giá vàng đã giảm hơn 3% trong phiên giao dịch ngày 4/4 khi nhà đầu tư ồ ạt bán tháo nhằm bù đắp khoản thua lỗ do thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc sau tuyên bố về thuế quan của Tổng thống Mỹ.
0