Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương độc đáo
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một quá trình phát triển liên tục, được xây dựng và bồi đắp qua nhiều thế hệ. Các Vua Hùng, được tôn vinh là tổ tiên chung của cả dân tộc Việt Nam, đã trở thành biểu tượng trung tâm của tín ngưỡng này. Do đó, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ là một hình thức tôn giáo, mà còn là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam. Nó thể hiện sự kết nối sâu sắc giữa các thế hệ, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, củng cố lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết dân tộc.
Chị Nguyễn Thị Bích Phượng, Phó trưởng Phòng Quản lý di tích văn hóa lễ hội, Khu di tích Đền Hùng cho biết: "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không giống các tín ngưỡng khác. Nó được bắt nguồn từ việc tôn vinh các Vua Hùng. Tín ngưỡng nhưng lại không có giáo lý mà được người dân, cộng đồng suy tôn, trở thành tín ngưỡng mang tính riêng biệt mà có thể nói không nơi nào có được".
Giá trị đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là giá trị giáo dục đạo đức truyền thống. Trong tâm thức người Việt Nam, Vua Hùng được coi là biểu tượng, vị Tổ dựng nước của dân tộc Việt. Hành hương về Đền Hùng chính là niềm mong mỏi, khát khao của nhiều thế hệ người Việt Nam như câu nói "Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba". Đây được cho là cuộc hành hương trở về cội nguồn lịch sử. Từ huyền thoại “bọc trăm trứng”, mọi người dân Việt Nam đều nhận nhau là anh em, có chung cội nguồn.
"Tôi biết Đền Hùng năm nào cũng có hàng vạn người dân đến, nhưng hôm nay tôi đến đây rất sững sờ vì mọi người đến quá đông. Mọi người đến đây đều mang trong mình sự tưởng nhớ công ơn của các Vua Hùng nên ở đây thực sự đông và mình rất ngạc nhiên về điều đó", chị Nguyễn Thị Trang (Vĩnh Phúc) cho hay.
Trưởng phòng Phòng Quản lý di tích văn hóa lễ hội, Khu di tích Đền Hùng - Đào Thị Ngọc Tuyết cho rằng, khi đến với Khu di tích lịch sử Đền Hùng, mỗi người dân đều tham gia vào quá trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị tín ngưỡng từ các hoạt động dân gian.
Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm không chỉ là dịp để tái hiện những giá trị truyền thống, mà còn là phương thức lan tỏa những nét đẹp văn hóa tâm linh đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Sự hấp dẫn này không chỉ thể hiện qua số lượng lớn người dân tham gia trực tiếp tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, mà còn lan rộng, khích lệ cộng đồng người Việt trên khắp cả nước và ở nhiều quốc gia trên thế giới cùng hướng về cội nguồn.
Trong tiến trình phát triển, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã không ngừng thích nghi với những thay đổi của văn hóa dân tộc trong từng giai đoạn lịch sử, trở thành một tín ngưỡng mang tầm quốc gia, minh chứng cho sự hội tụ sâu sắc của nghĩa “đồng bào” đối với mỗi người con dân đất Việt.


"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.
Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.
UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.
Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, khu sinh thái Đồi 79 mùa xuân thuộc xã Thanh Lâm, Huyện Mê Linh là một không gian rộng thoáng và tràn ngập màu xanh, khiến ai đến thăm cũng ấn tượng.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sáng 11/5 đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.
0