Tín dụng 2023 tăng 13,5%, vì sao doanh nghiệp vẫn 'khát' vốn?

Năm 2023, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt khoảng 13,5% đã tiến sát mục tiêu 14% đề ra, đặc biệt trong gần 1 tháng cuối năm, tín dụng đã tăng gần 2%. Năm 2024, Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục chỉ đạo các Tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.

Một lượng lớn doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa tiếp cận được vốn, một trong những nguyên nhân được các chuyên gia đưa ra là do lượng vốn cung ứng ra thị trường vẫn chưa theo kịp nhu cầu doanh nghiệp.

Để ổn định giá tour, không bị ảnh hưởng bới các yếu tố thị trường như giá vé máy bay, phí dịch vụ,… nên cuối năm 2023, công ty du lịch này đã lên kế hoạch và đặt tour cho nửa đầu năm 2024, do đó, đây là thời điểm doanh nghiệp rất cần vốn, tuy nhiên việc tiếp cận lại không hề dễ dàng.

Lý giải nguyên nhân, nhiều chuyên gia cho biết, mặc dù năm 2023, một lượng lớn vốn đã chảy vào nền kinh tế, đặc biệt trong 3 tuần cuối năm, ngân hàng đã giải ngân khoảng 202.700 tỷ đồng. Tuy nhiên, dòng vốn giải ngân cuối năm chủ yếu cho các dự án đã hoàn thiện hồ sơ trước đó của các tập đoàn lớn.

Tín dụng 2023 tăng 13,5%, vì sao doanh nghiệp vẫn 'khát' vốn?

Chia sẻ tại họp báo Chính phủ chiều ngày 05/01, Đại diện Ngân hàng nhà nước cho biết, dự kiến năm 2024 tỷ lệ tăng trưởng tín dụng là 15%, tương đương khoảng gần 2 triệu tỷ sẽ được tăng thêm vào năm 2024. Giao KPI cho các ngân hàng ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước muốn các ngân hàng phải “bơm” tín dụng mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn.

Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng có dư nợ tín dụng đến nay đạt đến 80% chỉ tiêu tín dụng đã được thông báo, thì sẽ được NHNN chủ động bổ sung hạn mức tăng thêm dựa trên cơ sở xếp hạng năm 2022, đồng thời ưu tiên thêm cho những tổ chức tín dụng tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ và hạ lãi suất cho vay xuống mức thấp trong thời gian vừa qua. Điều này sẽ mở ra cơ hội để gia tắng ố lượng doanh nghiệp tiếp cận vốn năm nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày hội kết nối kinh doanh 2025 vừa là cơ hội để doanh nghiệp tìm hiểu về sản phẩm, năng lực lẫn nhau; vừa là nơi kết nối với cộng đồng doanh nhân trẻ, đối tác trong và ngoài nước.

Việt Nam đang là thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp châu Âu muốn được mở rộng đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược, các động lực tăng trưởng mới, các ngành nghề mới nổi,

Tọa đàm “Đối thoại Hà Nội 2025 Kỷ nguyên mới - Vận hội mới”, do Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức chiều ngày 28/2, đã thu hút đông đảo các doanh nhân, nhà đầu tư của các tỉnh, thành cả nước.

Tình hình tài chính khó khăn khiến Nhựa Rạng Đông bị nhảy nhóm nợ xấu, kéo theo việc mất khả năng thanh toán và chậm công bố báo cáo tài chính.

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam kiến nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế suất hiện nay (20%) để hỗ trợ khu vực này phát triển bền vững.

Để duy trì hoạt động và đáp ứng kịp tiến độ xuất khẩu trước những tín hiệu tích cực từ các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, nhiều đơn vị trong ngành dệt may đang đẩy mạnh tuyển dụng và bổ sung nhân lực.