Tiểu thuyết 'Mảnh đất lắm người nhiều ma' (phần 3) - Nguyễn Khắc Trường

tham.do@daihanoi.vn
01/06/2024, 20:00



Khiêm lên đường trở về quê cùng một đoàn lái buôn. Buổi chia tay diễn ra giản dị bên bờ sông Hương với sự có mặt của Quý, Phượng và một vài người bạn thân. Côn lặng lẽ tiễn người anh trai của mình, chẳng thể ngờ rằng đây chính là lần gặp cuối trong đời và hai anh em vĩnh viễn chia xa.
Bối cảnh đầu năm 1909 khi phong trào Đông Du chính thức tan rã, sau khi Pháp bắt tay với Nhật và yêu cầu trục xuất các chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Tin dữ khiến ông Sắc vô cùng đau buồn. Ngay sau đó, ông được bộ lễ yêu cầu vào Quy Nhơn chấm thi hương. Trước khi đi, ông cùng hai con Khiêm và Côn có cuộc trò chuyện cảm động.
Cuối năm 1907, tin Vua Thành Thái bị truất ngôi lan rộng. Một cậu bé tám tuổi - vua Duy Tân được lập lên thay. Trong khi đất nước rối ren, anh em Côn và Khiêm vẫn nỗ lực học tập và cùng các bạn trẻ tham gia phong trào Duy Tân, vận động cắt tóc, bỏ hủ tục răng đen, mặc quần áo mới để thức tỉnh tinh thần dân tộc.
Một buổi sáng sớm năm 1907 đầy biến động, sau một đêm thức khuya trò chuyện với ông Phạm Khắc Doãn về thời cuộc, ông Sắc được gọi đi làm sớm với yêu cầu mặc thẩm phục đầy đủ. Không khí trong kinh thành Huế bỗng chốc trở nên căng thẳng khi quân Pháp và binh lính thuộc địa diễu hành rầm rập khắp nơi. Trong lớp học, thầy trò đều bàng hoàng vì một biến cố lớn đang âm thầm xảy ra.
Ông Sắc gặp lại ông Đặng Thái Thân - một người bạn cũ cũng là người được cụ Phan Bội Châu cử đến vận động cho Côn sang Nhật du học. Trên một chiếc thuyền nhỏ có đàn hát, hai người trò chuyện, ông Thân truyền đạt tâm ý của cụ Phan và những người đồng chí mong ông Sắc cho Côn đi Nhật để theo đuổi con đường cứu nước.
Tại Làng Sen, Thanh cùng các cô gái trong xóm chăm chỉ học chữ Quốc ngữ như một phong trào tự học. Họ học để biết viết, để có thể viết thư cho người thân và để không bị coi thường trong xã hội. Trong lúc ấy, ông Đội Quyên, một cán bộ cách mạng bất ngờ ghé thăm nhà ông Sắc. Cuộc gặp gỡ giữa ông và Thanh diễn ra bí mật, nhanh chóng nhưng đầy xúc động.
Thành phố Huế dường như bừng tỉnh sau một mùa hè dài với không khí tươi mới và nhộn nhịp. Cổng trường chào đón học sinh, phụ huynh và thầy cô, mỗi người đều mang trong mình một câu chuyện riêng, một dáng vẻ khác biệt phản ánh những lớp xã hội đa dạng. Côn tuy háo hức nhưng cũng đầy trăn trở khi đối diện khẩu hiệu Tự do - Bình đẳng - Bác ái.
Trong một buổi sáng sớm, bên dòng Hương Giang, những người bạn trẻ: Hùng, Côn, Khiêm, Cần, Phượng, Quý và Diệp Văn Kỳ lại hẹn nhau rong chơi nhưng không chỉ để ngắm cảnh hay vui đùa. Mỗi bước chân, mỗi lời nói của họ đều mang theo những khát vọng thầm kín, những hoài bão đang lớn dần trong một giai đoạn đầy biến động của đất nước. Những câu chuyện tưởng như chỉ để giải khuây dần hé mở tâm thế của cả một thế hệ thanh niên đang thao thức trước vận mệnh dân tộc. Trong tiếng cười trong trẻo, trong giọng hát ngọt ngào của thiếu nữ xứ Huế và cả trong ánh mắt rực sáng của người bạn tên Côn thấp thoáng hình hài một tương lai mà họ đều đang chờ đợi, đang muốn góp phần đổi thay.
Ông Nguyễn Sinh Sắc cùng hai con trai là Khiêm và Côn chuẩn bị vào Huế nhận chức quan do triều đình bổ nhiệm. Cô Thanh được giao ở lại quê nhà để trông coi nhà cửa, ruộng vườn và hương hoả. Ông Sắc xúc động, day dứt vì những thiệt thòi mà đứa con gái của ông phải chịu đựng. Giữa lúc chuẩn bị lên đường, một tin dữ lan truyền khi vua Thành Thái bị thực dân Pháp bắt, kinh thành Huế có biến.
Khoảng thời gian tháng 9 năm 1905, Côn và Khiêm được gửi lên Thành Vinh theo học Trường Tiểu học Pháp Việt. Trong buổi khai giảng đầu tiên, cả hai choáng ngợp trước không khí trang trọng và bài diễn văn ca ngợi nước Pháp với ba khẩu hiệu "Tự do - Bình đẳng - Bác ái". Những lời lẽ ấy khiến Côn băn khoăn khi so với thực tế, đất nước vẫn đang bị đô hộ. Vào lớp, cậu nhanh chóng bộc lộ khả năng vượt trội khiến cô giáo không khỏi bất ngờ và tính đến việc chuyển cậu lên lớp trên.
Đầu thế kỷ XX, giữa thời cuộc đảo điên khi lòng người phân tán và kẻ sĩ chia đôi ngả vẫn có những bước chân lặng lẽ chọn đi ngược dòng xu thế để giữ lấy chí khí. Ở một căn nhà nhỏ nơi đất khách, ông Sắc bộc lộ mong muốn rời nơi trú ngụ tạm thời để tiếp tục cuộc hành trình học hỏi, kết giao, tìm đến những sĩ phu cùng chí hướng trải dài khắp ba kỳ đất nước. Côn nay đã lớn, không giấu nổi sự háo hức trong ánh mắt cậu bé. Những chuyến đi không chỉ là cơ hội mở mang tri thức mà còn là con đường nối dài lý tưởng mà cha và các bậc tiền bối như cụ Phan Bội Châu đã từng theo đuổi.
Sau một hành trình dài, Khiêm và Côn đặt chân đến nhà ông bà Tưởng. Tại đây, họ được đón tiếp bằng tất cả sự nồng hậu và chân thành. Ông Tưởng quý Côn bởi sự lễ phép, điềm đạm và tài chơi cờ khiến bao người nể phục. Dân làng cũng dành cho cậu bé một ánh mắt thiện cảm vì cách cư xử luôn đúng mực và chừng mực hơn tuổi. Những tưởng có thể ở lại lâu hơn để cùng cha yên ổn sống những ngày tháng thanh bình nhưng một linh cảm chẳng lành khiến ông Sắc luôn bồn chồn nóng ruột. Hiểu được nỗi lo của cha, Côn đã rủ anh trai quay về thăm nhà, nơi dường như đang có điều gì đó bất ổn chờ họ ở phía trước.
Tình hình ở làng Sen vẫn diễn ra phức tạp khi người đi cửa rào trở về với thân thể bầm dập, mắt không còn ánh nhìn, có nhà chẳng thấy con em đâu nữa. Không khí u ám nặng nề bao trùm từng nếp nhà, từng bữa cơm của người dân. Giữa lúc đó, triều đình cử giấy mời ông Sắc nhậm chức quan phó bảng. Trong cảnh khó khăn, vinh dự ấy như ánh sáng le lói giữa đêm tối, không chỉ là niềm tự hào của riêng gia đình ông mà còn là niềm an ủi hiếm hoi cho cả làng Sen.
Côn và bạn Võ Cung sau khi mua một cuốn sách Nam sử yếu lược đã cùng đọc và ghi nhớ những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Tuy nhiên, khi Côn về nhà và nói dối với cha về việc không mua được sách, ông Sắc tỏ ra nghi ngờ và yêu cầu Côn phải tóm tắt những gì học được. Khi con thể hiện trí nhớ và sự biết ơn, ông Sắc đã cảm thấy ngạc nhiên và khen ngợi con trai mình.
Sau buổi chia tay thầy Cử Quý, người thầy dạy chữ đầu tiên của ba anh em Côn, một hành trình học hành mới lại mở ra. Dưới mái nhà của ông Sắc, những câu chuyện gia đình, ký ức tuổi thơ và tình yêu thương được đan xen tinh tế trong từng chi tiết đời thường. Từ việc sửa bếp, sang bà ngoại chơi đến những buổi thêu dệt bên khung cửi. Qua những lát cắp ấy người đọc không chỉ cảm nhận được nếp sống giản dị, nề nếp trong một gia đình nhà Nho xưa mà còn thấy rõ tấm lòng hiếu thảo và sự trưởng thành sớm của cậu bé Côn.
Từ thuở còn thơ, những đứa trẻ con ông Nguyễn Sinh Sắc không chỉ lớn lên bằng từng con chữ, mà còn được nuôi dưỡng bởi những câu chuyện, từng lời dạy đầy ẩn ý và nhân nghĩa của cha. Phần hai của tiểu thuyết "Cha và Con" sẽ mở ra một bức tranh ấm cúng của tình thân và cũng đầy khát vọng về con đường cứu nước.
Với tiểu thuyết "Cha và Con", nhà văn Hồ Phương đã đi vào một góc độ hoàn toàn mới về Bác Hồ. Nhà văn đã thể hiện được con người vừa giản dị, vừa vĩ đại của Bác mà lại không bị trùng lặp trong phong cách, lối dẫn dắt với các tác giả khác.
Chiến tranh không chỉ là tiếng súng và khói lửa mà còn là những lặng im trong tâm khảm người lính, nơi ký ức, nỗi đau tình thương dồn nén qua năm tháng. Sau chiến dịch, trung đoàn của Kinh tiến về vùng trung du và đó cũng là lúc ông có dịp trở lại mái nhà xưa, nơi người con trai nhỏ nay đã không còn.
Đơn vị chiến đấu mới thành lập mang tên Chi đoàn Đồi không tên gồm những đoàn viên từ nhiều đơn vị khác nhau dưới sự chỉ huy của các chiến sĩ như Cận, Hoạt. Họ giữ vững tinh thần chiến đấu bất chấp những trận oanh tạc dữ dội và lời kêu gọi hàng ngũ từ phía địch. Trong những giây phút ác liệt ấy, sự gan dạ phối hợp nhịp nhàng, khả năng phản công nhanh chóng của tiểu đội đã khiến địch thiệt hại nặng nề.
Giữa lòng chiến trường Khe Sanh khốc liệt, hai con người, hai người cha - ông Phang và Chính ủy Kinh tình cờ gặp lại nhau. Một người lặng lẽ nhịn đau, một người âm thầm chia sẻ. Trong đêm trăng lạnh, khi chiến hào còn đầy tiếng súng, cuộc trò chuyện giữa họ hé lộ một góc nhìn khác về chiến tranh, không phải chỉ là bom đạn mà còn là những vết thương không máu chảy giữa tình thân nghĩa nước và lòng người.
Cụ Phang, một người cha gầy gò nhưng rắn rỏi, người cán bộ tận tụy giữa vùng giải phóng, nhưng đâu ai ngờ rằng trong lòng ông lại có một nỗi đau âm ỉ khó gọi tên - đó là đứa con trai duy nhất của ông đi lính cho Mỹ. Cụ Phang mang ý định giết đứa con phản bội như một cách tự trừng phạt mình.
Khói lửa khốc liệt của chiến trường Quảng Trị năm 1972 là bức tranh dữ dội nhưng đầy xúc động về cuộc sống nơi tuyến lửa, từ những cơn mưa bom dải thảm tàn khốc trên Đồi 47 đến sự gan dạ kiên cường của những người lính trong lòng đất, xen giữa đó là những mảnh ký ức đẹp đẽ về mối tình đầu của Lữ. Giữa khói lửa chiến tranh, tình yêu và lý tưởng vẫn luôn hiện hữu dịu dàng mà mạnh mẽ.
Tác giả tiếp tục khắc họa sâu sắc nội tâm và những trải nghiệm chiến trường của Lữ. Anh gặp lại Hiền, cô gái từng quen biết thời học sinh nay là nữ văn công nhưng lại bối rối, ngượng ngùng, không dám bắt chuyện. Suốt bữa cơm chung và những ngày sau, anh bị chi phối bởi sự tự ái kỳ lạ, không thể vượt qua rào cản quá khứ. Trên đường hành quân, Lữ cảm nhận sự thay đổi trong tâm hồn mình, từ một chiến sĩ xốc nổi thành người trầm lặng, chín chắn hơn. Sau những chiến trận sinh tử, anh cũng dần hiểu và quý mến những người đồng hành.
Trong những trang nhật ký nhòe mực và chi chít nét bút chì, người lính trẻ Lữ đã kể lại những khoảnh khắc khắc nghiệt và đầy cảm động nơi chiến trường. Giữa núi rừng miền Trung khốc liệt, tình bạn, lòng quả cảm và nỗi đau chiến tranh đan xen thành một mạch cảm xúc day dứt. Một trong những người bạn chiến đấu để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong lòng anh chính là Kim - chàng trai người Vân Kiều có đôi mắt sáng, giọng nói lơ lớ và một quá khứ đau thương sau cuộc càn quét tàn bạo của quân Mỹ.
Sau những giờ phút im lặng nặng nề trong cuộc họp Đảng ủy, sự chân thành, thẳng thắn của các đảng viên đã làm nên một không khí kiểm điểm đầy trách nhiệm. Ở đó, người ta không ngại đối diện với mình, với sự dao động trong tư tưởng, với nỗi băn khoăn giữa tiến và lui trong cuộc chiến giằng co từng tấc đất. Tiểu đoàn trưởng Vượng - người từng xông pha nơi mũi nhọn đột kích, lần đầu tiên công khai tự nhận ra sự thiếu kiên trì, một sự dũng cảm khác im lặng mà không kém phần quyết liệt.
Một buổi sáng mùa xuân, Lữ cùng đồng đội lặng lẽ đặt những bông hoa dại lên nơi hai chiến sĩ đã hi sinh để bảo vệ anh và chiếc đài vô tuyến điện. Trong khoảnh khắc lặng thinh ấy, Lữ mở ba lô cũ của Đàm - người lính luôn mang vẻ lạc quan yêu đời nhưng giờ lại không để lại dấu tích gì ngoài vài câu thơ sinh hoạt giản dị mà đau đáu. Rời khe núi mang theo ký ức không thể xóa nhòa, Lữ bước đi giữa âm vang tiếng pháo, tiếng bom và màn sương bảng lảng nơi biên giới.
Lữ ngất đi trong một khe núi sâu sau trận chiến khốc liệt. Khi tỉnh dậy, anh như đi lạc trong hư vô, mất hoàn toàn cảm giác về thời gian, không gian thậm chí cả ý thức về sự tồn tại của chính mình. Chính lúc ấy, người đồng đội thân thiết là Cật đã tìm thấy và giúp anh dần khôi phục. Khi nhớ lại trận đánh, Lữ không khỏi bị ám ảnh bởi khoảnh khắc anh bắn hạ một lính Mỹ - giây phút khiến anh giật mình nhìn ra mình đã không còn là một cậu học sinh ngây thơ năm nào mà đã trở thành một người lính thực thụ sẵn sàng chiến đấu.
Trong một lần Lữ để tên địch chạy thoát khiến anh hối tiếc và tự trách bản thân mình, sự cố đó trở thành đề tài trêu đùa trong đơn vị nhưng cũng là chất xúc tác để những người lính trở nên thân thiết hơn. Họ chia sẻ với nhau đủ thứ chuyện. Từ chuyện đánh giặc đến chuyện làng quê, tuổi thơ thậm chí cả những mối tình một thời. Giữa núi rừng cô quạnh, tiếng cười nói và những câu chuyện lính đời thường đã giúp họ giữ vững tinh thần kết nối tình đồng đội bền chặt.
Trên đường hành quân, Lữ tình cờ gặp lại cha - người mà trong ký ức của anh là biểu tượng của sự nghiêm khắc, rắn rỏi, là ngọn núi mà anh vừa ngưỡng mộ, vừa dè chừng. Cuộc gặp gỡ ấy làm sống dậy cả một vùng ký ức. Từ lời mẹ kể, mái tóc bị cắt ngắn ngày bé đến hình ảnh người cha cắm cờ đỏ trên đỉnh núi Hồng, tất cả đan xen dẫn dắt Lữ tới một quyết tâm mới đó chính là trở thành một đảng viên tiếp nối lý tưởng mà cha anh đã chọn.
Ở phần này mở ra một đêm đặc biệt, đêm Xiêm kể cho Lượng nghe tất cả tâm tư. Đó không chỉ là câu chuyện về một người con gái vùng cao đã đi qua nhiều mất mát mà còn là khoảnh khắc hiếm hoi khiến người lính trẻ rung động và bối rối hơn cả khi đứng trước họng súng địch.
Trong khói lửa mịt mù của chiến dịch Khe Sanh có những dấu chân lặng lẽ nhưng gan góc, bền bỉ, đang len lỏi qua từng chiến hào băng qua ngổn ngang tàn tích chiến trường để tiếp tế cho đồng đội. Đó là bác Đảo - người lính vận tải, trở thành một phần quen thuộc giữa những cung đường gập ghềnh đạn pháo. Không chỉ mang cơm tiếp nước, bác còn trở thành người dẫn tù binh đưa những kẻ bại trận trở về phía sau theo đúng tinh thần nhân đạo của cách mạng.
Trận chiến diễn ra không chỉ đơn thuần là một trận đánh, nó là một mảnh ghép quan trọng trong kế hoạch phối hợp toàn chiến trường, là phát súng mở màn cho một chiến dịch lớn của quân và dân ta. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo thiếu thốn từ lương thực đến đạn dược, người lính vẫn giữ vững tay súng, vững lòng tin không phải vì họ không biết sợ mà bởi trong trái tim họ là ý chí của cả một dân tộc không khuất phục, không lùi bước. Đó là những ngày mà tinh thần chiến đấu của người lính trở thành ánh lửa soi đường bừng lên giữa khói lửa chiến tranh.
Trong bối cảnh chiến trường căng thẳng, địch liên tục thả bom B52 gây tàn phá nặng nề, Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn 5 nhận lệnh gấp rút xuất kích dù chưa chuẩn bị đầy đủ. Các chiến sĩ hành quân khẩn trương giữa tiếng bom và khói lửa. Chính ủy Kinh trực tiếp xuống nắm chỉ huy, thúc giục tinh thần bộ đội, đồng thời đối mặt với nỗi lo về sự sống còn của đơn vị trong chiến trận đầu tiên của Trung đoàn. Một số chiến sĩ dù bị thương nhưng với ý chí và lòng dũng cảm, sự kiên cường họ lại xin tiếp tục chiến đấu.
Sau chuyến nghỉ phép về thăm nhà, Khuê trở lại đơn vị với nỗi đau thầm lặng khi nhà của gia đình anh bị bom đánh sập, mẹ và em gái mất chỉ còn lại cha già ốm yếu. Trong thời gian ngắn ở nhà, Khuê tranh thủ dựng lại căn nhà, sửa mộ mẹ và em, cùng dân quân chuẩn bị tiếp tục lên đường chiến đấu. Vào đêm trở lại đơn vị, anh nhận được lời dặn hiếm hoi và đầy xúc động từ người cha già ốm yếu của mình.
Cuộc gặp gỡ xúc động, phức tạp giữa Lượng và gia đình ông Phang trong bối cảnh chiến tranh khốc liệt. Lượng tìm đến nhà cụ Phang, tuy nhiên cảnh tượng mà anh chứng kiến lại là một gia đình tan nát bởi chiến tranh, là nỗi đau thầm lặng trong lòng ông cụ khi phải đối mặt với sự thật là chính con trai ruột của mình đã quay súng về phía cách mạng, là ánh mắt câm lặng của Xiêm - người đàn bà trẻ gánh chịu nhiều cay đắng.
Khi người lính rời khỏi mái nhà, họ không chỉ mang theo ba lô và súng đạn, mà còn mang theo cả một phần đời sống riêng tư. Chỉ khi đêm xuống, giữa tiếng côn trùng và hơi rừng Trường Sơn, người lính mới lặng lẽ mở ra những mảnh hồi ức của mình, những giấc mơ riêng mà họ chỉ dám sống một cách dè dặt. Chính những khoảnh khắc đời thường như vậy đã làm nên chiều sâu của hình tượng người lính.
Trong một lần công tác tranh thủ về làng, Kình gặp lại người con trai của mình là Lữ sau nhiều năm xa cách. Anh chỉ kịp cho con gói kẹo rồi lại vội vã rời đi. Hành động không vào nhà dù chỉ cách vài bước chân khiến vợ anh tức giận chạy theo ra tận bờ đê. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng chứa đầy tình yêu thương, hờn dỗi và khát khao đoàn tụ.
Ở phần này là một mạch tự sự đầy chân thực và xúc động giữa những ngày tháng chiến tranh gian khổ. Ba người lính trẻ tụ lại quanh bếp lửa trong hang đá vừa nấu ăn, vừa trò chuyện. Khói bếp tỏa ra cay xè mắt mũi nhưng cũng gợi về biết bao ký ức, khơi lên những câu chuyện đời lính và cả thời niên thiếu chưa xa. Mỗi người một quá khứ, một điểm khởi đầu nhưng rồi chiến tranh đã gom họ lại thành đồng đội vì chung một lý tưởng thiêng liêng.
Trên hành trình hành quân gian khổ dọc Trường Sơn, một khoảnh khắc yên bình hiếm hoi đã đến giữa những người lính. Khuê bất ngờ gặp gỡ hai đồng đội mới. Một anh cao gầy đeo máy vô tuyến điện và một anh đen lùn ngồi giữa hai chiếc ba lô. Câu chuyện giữa họ bắt đầu từ những câu đùa nghịch rồi dần dần mở ra những tâm sự chân tình của người lính giữa rừng già.
Chính ủy Kinh đã nghe được cuộc trò chuyện của các chiến sĩ với Ban Chỉ huy, trong đó có những lời nhận xét về ông. Ban đầu, ông cảm thấy giận dữ nhưng dần chuyển hóa thành sự tò mò. Ông bắt đầu lắng nghe những lời nhận xét rồi tự nhìn lại mình, sau đó quyết tâm cải thiện trở thành một người lãnh đạo tốt hơn. Trong suốt quá trình công tác, Chính ủy Kinh đã không ngừng duy trì mối quan hệ gần gũi với các chiến sĩ, đặc biệt là với Khuê - một tiểu đội trưởng trinh sát sắc sảo nhưng còn trẻ tuổi.
Ở phần này, câu chuyện xoay quanh Khuê - người lính cần vụ của Chính ủy Trung đoàn 5. Sau những trận chiến cam go, Khuê nhận nhiệm vụ mới bên cạnh Chính ủy Kinh - một con người từng trải, từng là cán bộ tuyên huấn dày dặn kinh nghiệm. Ban đầu anh miễn cưỡng, nhưng qua những ngày tháng đồng hành, Khuê dần hiểu hơn về Kinh và chấp nhận trọng trách của mình.
Cuốn tiểu thuyết "Dấu chân người lính" của nhà văn Nguyễn Minh Châu miêu tả chân thực về những người lính trong kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm đã phản ánh sinh động hiện thực chiến tranh, đồng thời tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn lý tưởng và tình đồng đội của những người lính cách mạng.
"Đảo chìm" không chỉ là những trang ghi chép chân thực về cuộc sống nơi đầu sóng ngọn gió, mà còn là những câu chuyện đầy xúc động được tác giả tận mắt chứng kiến, tận tai lắng nghe. Những điều tưởng như bình dị ấy cuốn hút người đọc bởi tính thời sự, lối viết giàu cảm xúc và cách nhìn đầy nhân văn của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Mỗi trang sách đều chất chứa những tâm tư sâu lắng về cuộc sống và con người nơi biển đảo.
Ở phần này diễn ra bối cảnh khắc nghiệt trên đảo chìm, nơi những người lính đối mặt với thiên nhiên dữ dội. Cơn bão ập đến, chính trị viên Thuận vội ra lệnh cho lính sơ tán đưa vũ khí và đồ đạc lên tàu. Khi mọi người tất bật chuyển đồ thì bão bắt đầu nổi lên với những cơn sóng dữ dội cuốn đi mọi thứ và Hai - một người lính kiên cường đã hy sinh. Nước biển mặn như máu không chỉ vì sóng gió mà còn vì nỗi đau mất mát này.
Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết "Đảo chìm" của nhà thơ Trần Đăng Khoa là những câu chuyện cảm động về tình yêu Tổ quốc, về tình yêu thương giữa đồng đội với đồng đội, giữa cán bộ với chiến sĩ, thậm chí là tình cảm giữa người lính trên đảo với những cây rau, con vật mà họ chăm sóc, gắn bó sớm hôm. Cuộc sống nơi đảo xa vừa khắc nghiệt, vừa đầy tình đồng đội và những khoảnh khắc hài hước, nhân văn.
Ở phần này, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã mang đến cho người đọc một câu chuyện cảm động kể về những hiểm nguy, hy sinh, mất mát mà những người lính đảo phải đối mặt hàng ngày để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Chính trị viên Thuận nghĩ ra cách làm báo tường ba ngày một số để lính đảo có thêm công việc, thêm niềm vui. Việc này khiến Trần Văn Hai (biệt danh "Hai ùm") nổi lên như một chúa đảo nhờ tài làm thơ.
0