Tiếp tục xét xử cựu Cục phó Cục QLTT Hà Nội
Tại phiên toà, các luật sư bào chữa cho bị cáo Trần Hùng (cựu Phó cục trưởng Cục QLTT) đề nghị hoãn xét xử, do vắng mặt nhiều nhân chứng, trong đó có bị án Nguyễn Duy Hải.
Theo các luật sư, hiện bị cáo Trần Hùng đang kêu oan. Nếu không có mặt của nhân chứng Nguyễn Duy Hải thì rất khó để làm sáng tỏ hành vi của bị cáo này. Ngoài ra, luật sư còn đề nghị triệu tập thêm đại diện Mobifone, nhằm làm rõ vấn đề về định vi vị trí thời điểm bị cáo Hùng bị cáo buộc nhận tiền hối lộ.
Tham gia phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Hà Nội cho rằng, việc vắng mặt của nhân chứng và người có quyền lợi nghĩa vụ, liên quan không ảnh hưởng đến việc xét xử. Do những người này đều đã có lời khai trong hồ sơ vụ án. Từ đó, Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tiếp tục làm việc.
Sau khi hội ý, Hội đồng xét xử phúc thẩm Toà án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội quyết định không hoãn tòa theo đề nghị của luật sư và tiếp tục xét xử vụ án.

Trong vụ án này, ngoài bị cáo Trần Hùng kháng cáo kêu oan, cho rằng không nhận tiền hối lộ như cấp sơ thẩm xác định thì 17 bị cáo liên quan cũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Các bị cáo bị xét xử về các tội “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Sản xuất, buôn bán hàng giả”.
Theo hồ sơ vụ án, năm 2020, Công ty Phú Hưng Phát bị Đội QLTT số 17 kiểm tra, thu hơn 27.300 quyển sách giáo khoa do không có hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc.
Cao Thị Minh Thuận - Giám đốc Công ty Phú Hưng Phát biết bị cáo Trần Hùng là người trực tiếp chỉ đạo việc kiểm tra nên liên hệ đề nghị giúp đỡ để được xử lý nhẹ. Cựu Phó Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội Trần Hùng tạm thời “đồng ý tha” nhưng yêu cầu Thuận phải chỉ ra một số cơ sở in lậu.
Sau đó Thuận kết nối với bị cáo Nguyễn Duy Hải (lao động tự do) để được gặp trực tiếp Hùng, ngỏ ý sẽ chi 400 triệu đồng. Sau cuộc trao đổi với Hải, bị cáo Hùng đã hướng dẫn thay đổi lời khai về nguồn gốc, chuyển thành sách do người khác mang đến ký gửi. Tiếp nhận ý kiến của Trần Hùng, Hải thông qua một người khác trao đổi lại với Thuận.
Theo quy kết tại bản án sơ thẩm, ngày 14/7/2020, Hải cầm 300 triệu đồng đựng trong túi nilon màu đen đến phòng làm việc đưa cho Hùng. Sau khi nhận tiền, Hùng gọi điện thoại chỉ đạo bị cáo Lê Việt Phương, Đội phó QLTT số 17 tạo điều kiện giúp đỡ Thuận theo hướng xử lý hành chính.
Ngoài ra, cơ quan tố tụng còn cáo buộc Thuận nhiều lần đưa cho Lê Việt Phương và Đội QLTT số 17 với tổng số tiền 330 triệu đồng sau khi sự việc ở Phú Hưng Phát chỉ bị xử lý hành chính.
Sau khi bản án sơ thẩm được tuyên, cựu Phó Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội Trần Hùng và 5 bị cáo liên quan có đơn kháng cáo.
Cũng theo lời bị cáo Trần Hùng, trong quá trình giải quyết vụ việc, bị cáo Thuận có gọi điện thoại để xin gặp nhưng ông ta từ chối. Ngày 15/7/2020, Hải đến phòng làm việc đặt vấn đề tiền nong để xử lý vụ việc cho Thuận đã bị ông mắng, đuổi về.
Bản án sơ thẩm cho rằng mặc dù lời khai của Nguyễn Duy Hải có khác nhau về thời gian đưa tiền, nhưng xuyên suốt nội dung lời khai của bị cáo này đều thể hiện việc đưa tiền cho Hùng để giúp đỡ Thuận.
Lời khai của hai nhân chứng quan trọng là Kiều Nghiệp và Nguyễn Văn Kim (cán bộ quản lý thị trường, đồng nghiệp của Trần Hùng) đều cho thấy, Hải có mang theo một túi nilon màu đen tới phòng làm việc của Hùng.
Ngoài ra, lời khai của Hải về việc đưa nhận tiền cho Hùng vào đầu giờ chiều ngày 15/7/2020 phù hợp với lời khai các nhân chứng và quá trình thực nghiệm điều tra của cơ quan công an.
Từ đó, bản án sơ thẩm của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định tuyên phạt cựu Phó Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội Trần Hùng mức án 9 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Bị cáo Hùng còn bị tuyên phạt bổ sung 80 triệu đồng.
Liên quan đến vụ án, tại bản án sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Duy Hải (lao động tự do) bị phạt 27 tháng tù về tội “Môi giới hối lộ”. Đối với nhóm cựu cán bộ Đội QLTT số 17 Hà Nội, tòa tuyên phạt bị cáo Lê Việt Phương 30 tháng tù; Phạm Ngọc Hải 20 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Thành Thị Đông Phương 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Bị cáo Cao Thị Minh Thuận (Giám đốc Công ty Phú Hưng Phát) lĩnh 10 năm tù về tội “Xản xuất, buôn bán hàng giả” và phải nộp phạt 50 triệu đồng. Các bị cáo còn lại bị tòa án cấp sơ thẩm tuyên mức án từ 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, đến 6 năm tù. |


Ông Lê Duy Thành, cựu Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc, khai Hậu “Pháo” đã đưa cho ông số tiền hơn 1,3 triệu USD, nhiều lần ông muốn trả lại nhưng không gặp được.
Một vụ cháy đã xảy ra tại khu tập thể số 11 phố Vọng Đức, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội vào khoảng 11h25 ngày 18/3.
Trong một lần gọi Hậu “Pháo” đến nhà riêng, bà Hoàng Thị Thuý Lan, cựu Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc đã giơ ngón trỏ bàn tay phải. Sau đó, Hậu Pháo chuẩn bị cho bà Lan số tiền 1 triệu USD.
Nguyễn Văn Hậu (tên thường gọi là Hậu “Pháo”) - Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn đã đưa hối lộ hơn 132 tỷ đồng cho nhiều quan chức các tỉnh, khi thực hiện dự án về bất động sản.
Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị bị cách tất cả chức vụ trong Đảng sau hơn nửa năm bị bắt vì tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính.
Vụ cháy căn nhà trong khu tập thể số 11 Vọng Đức, Hoàn Kiếm, Hà Nội xảy ra vào khoảng 11 giờ 20 phút ngày 18/3. Đến khoảng 11h50, vụ cháy cơ bản được khống chế hoàn toàn.
0