Tiếp tục phát triển mạnh mẽ kỹ thuật lấy - ghép đa tạng

Ngày 27/11, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã hỗ trợ Bệnh viện Quân y 103 tổ chức lấy 7 mô tạng gồm tim, gan, phổi, 2 thận, 2 giác mạc từ người hiến chết não, đồng thời thực hiện chuyển giao kỹ thuật ghép gan cho Bệnh viện Quân y 103. Đây cũng là lần thứ ba Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hỗ trợ Bệnh viện Quân y 103 theo hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ghép gan năm 2024.

Trước đó, Bệnh viện Quân y 103 đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 20 tuổi, hôn mê sâu do chấn thương sọ não nặng ngày thứ 5. Sau những nỗ lực cứu chữa của đội ngũ y, bác sỹ, bệnh nhân được chẩn đoán chết não. Với tấm lòng nhân đạo thiện nguyện, đại diện gia đình đã đồng ý hiến mô, tạng của nạn nhân để cứu sống nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo khác.

Nhận được thông tin, chiều ngày 27/11, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ngay lập tức cử các chuyên gia hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Quân y 103 để xây dựng kế hoạch lấy - ghép đa mô, tạng bảo đảm an toàn, chặt chẽ, khoa học và tuân thủ đúng các quy định chuyên môn.

Sau hơn 1 tiếng hội chẩn, đoàn chuyên gia Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã gấp rút có mặt tại bệnh viện Quân y 103. Trong ca ghép đa tạng lần này, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã giúp đỡ về nhân lực và các trang thiết bị y tế; hỗ trợ lấy tim, phổi, gan, 2 thận và 2 giác mạc từ người hiến chết não; đồng thời tham gia chuyển giao kỹ thuật ghép gan trực tiếp và hỗ trợ hồi sức sau mổ tại Bệnh viện Quân y 103.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hỗ trợ lấy tim, phổi, gan, 2 thận và 2 giác mạc từ người hiến chết não.

Sau ca ghép đa tạng, các bệnh nhân nhận tạng đang có những tiến triển tốt. Đối với ghép gan, bệnh nhân tỉnh táo, rút nội khí quản và có thể nói chuyện bình thường ngay sau ca mổ. Đây là ca ghép gan thứ ba Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hỗ trợ trong hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ghép gan với Bệnh viện Quân y 103 đã ký đầu năm 2024.

Ca ghép đầu tiên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hỗ trợ là ca ghép từ người cho sống diễn ra vào ngày 04/07/2024. Ca ghép gan thành công chính là kết quả của quá trình chuyên giao, sự phối hợp nhịp nhàng nhanh chóng kịp thời giữa hai bệnh viện. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã và đang có những đóng góp to lớn trong sự phát triển ghép mô, tạng tại Việt Nam.

Trong năm 2024, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện ký kết chuyển giao kỹ thuật ghép gan cho 4 cơ sở y tế. Trong buổi ký kết chuyển giao kỹ thuật ghép gan cho Bệnh viện Trung ương Huế vào tháng 11 vừa qua, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết: “Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 coi công tác chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện là trách nhiệm, là mong muốn của cán bộ nhân viên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 muốn chia sẻ tới các đồng nghiệp của mình”.

Êkíp thực hiện ca ghép tạng.

Tính đến nay, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện gần 250 ca ghép gan, gần 500 ca ghép thận, 02 ca ghép tim, 04 ca ghép phổi và 04 ca ghép chi, trở thành trung tâm ghép gan số 1 Việt Nam và Đông Nam Á. Với số lượng ghép 50 ca/năm, phấn đấu đạt 100 ca/năm trong giai đoạn tới cho thấy trình độ, kinh nghiệm, năng lực ghép gan của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vươn tầm quốc tế.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng đã triển khai hỗ trợ, hợp tác, đào tạo chuyển giao kỹ thuật ghép gan cho Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Quân y 103…; chuyển giao kỹ thuật ghép thận cho Bệnh viện Quân y 175, điều phối ghép phổi cho Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Trung ương Huế…

Sự hợp tác, đào tạo chuyển giao kỹ thuật ghép tạng sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho những bệnh nhân không may mắc bệnh hiểm nghèo, đồng thời cũng phù hợp với quan điểm xây dựng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trở thành Trung tâm chuyển giao kỹ thuật, học tập từ các nước tiên tiến trên thế giới, sau đó chuyển giao tới các bệnh viện trong nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.

Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.

Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã cắt băng khánh thành phòng truyền thống Y dược cổ truyền dân tộc tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.

Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường công tác khám, phát hiện và điều trị bệnh nhân Covid-19.