Tích cực bảo hộ lao động Việt Nam tại Saudi Arabia và Serbia

Đây là khẳng định của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 18/11 khi được hỏi về thông tin đầu tháng 11/2021, báo cáo của một nhóm chuyên gia Liên Hợp Quốc nêu hiện tượng một số phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam bị chủ lao động đánh đập và lạm dụng sau khi được tuyển dụng sang Saudi Arabia làm người giúp việc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, Việt Nam luôn ưu tiên thúc đẩy bình đẳng giới, thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Đồng thời, Việt Nam cũng thực hiện nhiều biện pháp nhằm bảo vệ lao động nữ, chống bạo hành và quấy rối tình dục tại nơi làm việc, phòng ngừa lao động trẻ em thông qua việc ban hành hệ thống luật pháp và chính sách liên quan như Bộ Luật lao động năm 2012, Luật trẻ em năm 2016. Việt Nam cũng đã gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế, bao gồm 7/8 công ước cơ bản, trong đó có phòng chống phân biệt đối xử, lao động trẻ em và lao động cưỡng bức. Việt Nam cũng là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
Với tinh thần đó, Bộ Ngoại giao luôn quan tâm, chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài thường xuyên trao đổi với các cơ quan chức năng sở tại, các công ty quản lý và sử dụng lao động, giữ liên lạc với cộng đồng người Việt Nam ở sở tại nhằm tạo thuận lợi cho công dân Việt Nam sinh sống, làm việc, lao động ở nước ngoài, đồng thời sẵn sàng thực hiện các biện pháp bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong đó đặc biệt là lao động nữ và trẻ em trong trường hợp cần thiết.
Trong thời gian qua, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia nhận được một số phản ánh về tình hình người lao động Việt Nam tại đây. Ngay sau khi nhận được thông tin, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia đã chủ động liên hệ với các cơ quan chức năng sở tại để xác minh thông tin, yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm các vụ việc theo đúng quy định của pháp luật. Đại sứ quán và Ban quản lý lao động Việt Nam tại Saudi Arabia cũng phối hợp với công ty phái cử của các lao động tìm biện pháp giải quyết dứt điểm các tranh chấp với chủ sử dụng, bảo vệ an toàn và quyền lợi của công dân Việt Nam.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp như vừa qua, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia cũng nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, phối hợp với các cơ quan chức năng, các hãng hàng không tổ chức nhiều chuyến bay, cho đến nay đưa khoảnggần 800 công dân về nước. Các cơ quan chức năng Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại tổ chức thêm các chuyến bay đưa công dân Việt Nam có nhu cầu, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nước, phù hợp với nguyện vọng của công dân, cũng như phù hợp với tình hình dịch bệnh trên thế giới cũng như năng lực cách ly của Việt Nam.
Trả lời câu hỏi đề nghị bình luận về thông tin một nhóm lao động của Việt Nam đang bị giam cầm tại một nhà máy thuộc sở hữu của Trung Quốc tại Serbia. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:
Chúng tôi cũng vừa liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Rumani kiêm nhiệm Serbia. Đại sứ quán cho biết đã có thông tin từ một số báo chí của Serbia và hiện đang nỗ lực xác minh thông tin, trước hết là liên hệ với các công nhân tại Serbia, các công ty phái cử và các cơ quan liên quan tại sở tại.
Thông tin ban đầu của Đại sứ quán cho biết không có chuyện lao động Việt Nam bị hành hung và đánh đập. Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán tiếp tục liên hệ với các cơ quan chức năng sở tại tìm hiểu thông tin và sẵn sàng các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết, bảo đảm an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam tại Serbia.


Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư đã thông qua Tuyên bố Hà Nội về chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 đã chủ trì phiên họp lần thứ 11 của Hội đồng vào chiều 17/4.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chiều 17/4 đã làm việc với Giáo sư Đào Nhất Đào, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế, Đại học Thâm Quyến và một số chuyên gia, doanh nghiệp Trung Quốc; theo đó khuyến nghị xây dựng 3 khu thương mại tự do tại Việt Nam.
Với kinh nghiệm tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế, Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ để tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng UNCTAD 16 - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định tại buổi tiếp bà Rebeca Grynspan, Tổng Thư ký Cơ quan Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet, vào chiều 17/4 tại Trụ sở Trung ương Đảng.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có buổi gặp mặt với Đoàn đại biểu người lao động tiêu biểu ngành Dầu khí vào chiều 17/4 tại Nhà Quốc hội, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, và hướng tới 50 năm Ngày thành lập Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
0