Tỉ lệ doanh nghiệp Việt rút lui cao hơn thành lập mới

Số doanh nghiệp phá sản, dừng hoạt động cao gấp gần 1,5 lần số doanh nghiệp thành lập mới trong hai tháng đầu năm 2025, cho thấy bức tranh đáng buồn trong đời sống doanh nghiệp Việt Nam.

Sau 10 năm thành lập chuỗi bệnh viện tư nhân Hoàn Mỹ với 6 cơ sở trên toàn quốc, bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng - người sáng lập quyết định bán 44% cổ phần của bệnh viện, tương đương 20 triệu USD cho Quỹ đầu tư VinaCapital và Deustche Bank. Khi M&A không thành vì nhiều khác biệt, Bệnh viện Hoàn Mỹ rời tay người sáng lập để về với chủ mới Fortis Healthcare (Ấn Độ) và sau đó là Richard Chandler - tập đoàn đầu tư có trụ sở tại Singapore.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng, người sáng lập Hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ, chia sẻ: "Mâu thuẫn xuất hiện chính là ở văn hóa. Ở đây là văn hóa bản địa của một người suy nghĩ nhỏ mà đối chọi với những vấn đề lớn, có định chế sẵn, công thức sẵn. Thành ra mình khó chịu, mình giận hờn. Mình đưa cái cảm tính mình vào cái kinh doanh. Sau đó rạn nứt hơn thì mình ly thân".

Tương tự, người sáng lập xúc xích Đức Việt cũng có 15 năm lăn lộn với doanh nghiệp. Từ một doanh nghiệp siêu nhỏ, năm 2015, doanh thu của đơn vị là 600 tỷ đồng, trở thành doanh nghiệp có quy mô vừa. Đến năm 2016, thay vì quyết định đưa công ty lớn lên, người sáng lập quyết định bán 99,9% cổ phần cho Đối tác Hàn Quốc với giá 32 triệu USD (tương đương 720 tỷ đồng theo thời giá lúc bấy giờ) để triển khai dự án mới Dự án kinh tế tuần hoàn.

Tiến sĩ Mai Huy Tân, người sáng lập thương hiệu xúc xích Đức Việt, cho biết: "Chúng tôi có cổ đông nước ngoài và họ muốn bán cho bên khác. Ngoài ra, tôi lúc ấy cũng có vấn đề sức khỏe. Khi chúng tôi rời Đức Việt, năng lực sản xuất là 20 tấn/ngày. Nay họ đưa lên 50 tấn/ngày. Họ vẫn giữ nguyên thương hiệu cũ. Trên lãnh thổ ta cứ xây dựng thương hiệu thành công, vẫn phát triển dù thương hiệu ấy có thuộc về ai. Đôi khi cũng cảm thấy tiếc, nhưng nếu còn làm Đức Việt, tôi không thể nghiên cứu kinh tế tuần hoàn được".

Câu chuyện của người sáng lập Bệnh viện Hoàn Mỹ hay xúc xích Đức Việt chỉ là hai trong nhiều ví dụ về việc: khi doanh nghiệp lớn lên, người sáng lập thôi điều hành. Thiếu vốn, thiếu kỹ năng quản lý hay quản trị các vấn đề lớn đã cản trở doanh nghiệp tăng quy mô. Theo thống kê, trong tổng số 940.0000 doanh nghiệp đang hoạt động, chỉ 1,5% là doanh nghiệp vừa. Đây là điều khá “bất thường” trong hoạt động kinh tế.

Ông Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, cho biết: "Doanh nghiệp cỡ vừa đóng một vai trò rất quan trọng, bởi vì nó là lực lượng dự bị để thành những doanh nghiệp lớn.   Nó cũng thể hiện rằng, nền kinh tế nuôi dưỡng được những doanh nghiệp nhỏ để có thể vượt qua ngưỡng trở thành doanh nghiệp cỡ vừa. Chúng ta không thể có một doanh nghiệp lớn, khu vực doanh nghiệp tư nhân lớn, nếu như chúng ta có một tỷ lệ doanh nghiệp cỡ vừa ít ỏi như vậy".

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chia sẻ thêm: "Đối với doanh nghiệp lớn, Nhà nước phải giao việc lớn để họ vươn tầm, nghĩ lớn. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, phải tăng cường hệ thống quản trị cho họ để họ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu".

Hai tháng đầu năm 2025, cả nước có 49,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, quay trở lại hoạt động và có tới 67 ngàn doanh nghiệp dừng hoạt động rút lui khỏi thị trường. Số doanh nghiệp rút lui cao gấp 1,34 lần số doanh nghiệp thành lập mới. Với số lượng 940.000 doanh nghiệp hiện nay, để có 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2030, vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày họp cấp cao đầu tiên về các vấn đề kinh tế và thương mại tại Geneva, Thụy Sĩ và được Tổng thống Donald Trump đánh giá là đạt được bước tiến bộ lớn.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất phát hành hơn 1,4 tỷ cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 64,58%.

FPT Telecom (MCK: FOX) đã có văn bản thông báo về việc phát hành gần 246,3 triệu cổ phiếu, nhằm tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Nhìn lại bốn tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 1,75 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do giá xuất khẩu bình quân giảm 20%, chỉ còn 514 USD/tấn.

Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn biến động khi Mỹ tăng áp thuế nhập khẩu hàng hóa đối với nhiều quốc gia. Trước sức ép đó, người tiêu dùng Việt đang có xu hướng thắt chặt túi tiền, thận trọng hơn trong chi tiêu.

Tuần qua, giá vàng trong nước liên tục biến động thất thường, có thời điểm chạm mốc 122 triệu đồng/lượng, sau đó quay đầu giảm mạnh rồi lại tiếp đà tăng.