Thụy Điển sẽ sớm là thành viên tiếp theo của NATO
Các thành viên NATO ngày 4/4 đã chào đón Phần Lan, thành viên mới nhất trong liên minh quân sự tại Brussels, Bỉ.
"Cho phép tôi bắt đầu bằng việc chào mừng Phần Lan, thành viên mới nhất của liên minh", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói, "Từ hôm nay, 31 lá cờ tung bay như một biểu tượng của sự thống nhất và đoàn kết của chúng ta. Gia nhập NATO là điều tốt cho Phần Lan. Điều đó cũng tốt cho an ninh Bắc Âu và cho cả NATO."
Sau khi Phần Lan gia nhập NATO, mọi tập trung chú ý dồn vào việc khi nào Thụy Điển có thể tham gia liên minh. Ngay sau khi trở thành thành viên của NATO, Phần Lan sẽ phải bàn giao hồ sơ phê chuẩn thành viên mới của Thụy Điển cho Bộ Ngoại giao Mỹ. Tuy nhiên, hiện Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary vẫn chưa tán thành việc gia nhập tổ chức này của Stockholm. Giới chuyên gia nhận định quá trình xin gia nhập NATO của Thụy Điển có thể được thúc đẩy sau cuộc tổng tuyển cử tại Thổ Nhĩ Kỳ tháng 5 tới.
Trong một diễn biến liên quan, trả lời phỏng vấn hãng tin TASS ngày 4/4, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko cho biết, Moscow đã bắt đầu triển khai các biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu các mối đe dọa tiềm ẩn từ việc Phần Lan gia nhập NATO. Ông Alexander Grushko cho biết hành động của Phần Lan và NATO đều được tính đến trong kế hoạch quân sự của Nga.
Trước đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov mô tả việc Phần Lan gia nhập NATO là hành động tấn công vào an ninh của Nga và cảnh báo Moskva sẽ đáp trả cả về mặt chiến thuật và chiến lược. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cùng ngày cảnh báo, Phần Lan vào NATO và liên minh có động thái tăng cường sẵn sàng chiến đấu càng khiến nguy cơ xảy ra xung đột gia tăng. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến kết quả chiến dịch ở Ukraine, ông Shoigu nói.


Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.
Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.
Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.
Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.
0