Thường vụ Quốc hội yêu cầu làm rõ về nợ xấu trong các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, trái phiếu

(HanoiTV) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu báo cáo rõ về nợ xấu trong các lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán, tín dụng tiêu dùng, trái phiếu doanh nghiệp, cho vay BOT; lãi dự thu, sở hữu chéo…

Tại phiên họp thứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21.6.2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm. Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã có văn bản số 882/TB-TTKQH thông báo kết luận về vấn đề này.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ hoàn thiện báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 42 và hồ sơ dự thảo Nghị quyết kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 theo hướng đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 42 so với các mục tiêu, yêu cầu khi trình Quốc hội thông qua Nghị quyết. Phân tích, làm rõ về thực trạng nợ xấu, kết quả xử lý nợ xấu, đánh giá kỹ hơn hiệu quả của các biện pháp xử lý nợ xấu.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu bổ sung số liệu nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42, gồm: Tổng nợ xấu tại thời điểm Nghị quyết có hiệu lực và đã được xử lý; tổng nợ xấu phát sinh sau thời điểm Nghị quyết số 42 có hiệu lực thuộc phạm vi của Nghị quyết và đã được xử lý; tổng nợ xấu còn lại chưa được xử lý đến ngày 31.12.2021; Có phân tích thực trạng nợ xấu của các TCTD tại thời điểm 31.12.2021 và kết quả xử lý nợ xấu nói chung, trong đó có các biện pháp xử lý như trích lập dự phòng rủi ro, mua bán nợ của các TCTD; kết quả xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC); báo cáo rõ về nợ xấu trong các lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán, tín dụng tiêu dùng, trái phiếu doanh nghiệp, cho vay BOT; lãi dự thu, sở hữu chéo…

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị có đánh giá kỹ hơn về các khó khăn, vướng mắc, tồn tại, yếu kém trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 42; đặc biệt nguyên nhân chủ quan, khách quan, bài học kinh nghiệm. Đề xuất các giải pháp khắc phục khi kéo dài thời hạn áp dụng của Nghị quyết số 42, lưu ý các mục tiêu, giải pháp, hoàn thiện các hướng dẫn thực hiện Nghị quyết để bảo đảm đầy đủ, thống nhất.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 đến ngày 31.12.2023; đưa nội dung này vào nghị quyết chung của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Công an Việt Nam chiều 8/4 đã trao gần 30 tấn hàng cứu trợ cho Myanmar tại sân bay quốc tế Yangon, nhằm giúp đỡ nước bạn vượt qua hậu quả thảm họa động đất.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự buổi gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước vào chiều 8/4, nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) diễn ra tại Hà Nội từ ngày 14-17/4/2025. Đây là hội nghị cấp cao đa phương về tăng trưởng xanh đầu tiên mà Việt Nam tổ chức.

Chính phủ giao UBND các tỉnh lập hồ sơ đề án trước ngày 1/5/2025. Bộ Nội vụ thẩm định, lập hồ sơ đề án của Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 30/5.

Sau hội nghị với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính họp với các bộ, ngành vào tối 7/4 để bàn giải pháp thúc đẩy thương mại bền vững, cân bằng với Hoa Kỳ.

Chủ tịch nước Lương Cường cùng lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước đã tới dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng vào sáng 7/4 (tức 10/3 năm Ất Tỵ).