Thương hiệu quốc gia Việt Nam xếp thứ 33 thế giới
Thông tin này được đưa ra hôm nay ngày 16/4, tại Lễ khai mạc Tuần lễ thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 và Diễn đàn quốc tế thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2023 đạt 498,13 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2022, và liên tục tăng trưởng hai con số trong 5 năm qua.
Tại lễ khai mạc, đại diện Bộ Công Thương cho rằng giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, đồng thời thể hiện sự chủ động và tầm vóc của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
Với trị giá là 498 tỷ USD trong năm 2023, thương hiệu Quốc gia Việt Nam được Brand Finance xếp hạng thứ 33/121 quốc gia, vùng lãnh thổ. Điều này cho thấy thương hiệu quốc gia Việt Nam là một trong những thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế.

Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã đạt được những thành quả tích cực, thu hút được sự quan tâm đặc biệt và tạo được uy tín đối với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý cũng như người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Các diễn giả cho rằng để có một thương hiệu mạnh thì điều đầu tiên cần tập trung là chất lượng, đẳng cấp sản phẩm và dịch vụ cung cấp. Muốn có thương hiệu mạnh thì cần phải có sản phẩm dịch vụ thể hiện được đẳng cấp của mình. Thứ hai, phải có văn hóa doanh nghiệp có sức lan tỏa mạnh. Thứ ba, phải có kỹ năng làm thương hiệu một cách chuyên nghiệp.
Trong khuôn khổ Tuần lễ thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024, Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. Chủ đề này là một lời kêu gọi không chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế mà còn xây dựng văn hoá doanh nghiệp, xây dựng xã hội công bằng và phát triển bền vững.


Xuất khẩu Việt Nam trong quý II có nguy cơ chững lại do từ ngày 9/4 Mỹ sẽ áp mức thuế quan đối ứng 46% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Ngành thuế cho biết đã chủ động ứng phó từ sớm, trước việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam từ ngày 9/4.
Giá dầu thế giới giảm hơn 2%, xuống mức yếu nhất kể từ tháng 4/2021.
Cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/4 đã mở ra tia hi vọng mới trong việc đàm phán thỏa thuận về thuế quan giữa hai bên.
Số thuế thu từ tổ chức và cá nhân kinh doanh thương mại điện tử đạt 34.500 tỷ đồng trong quý I/2025, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng gần 7%, cao nhất trong vòng 5 năm qua, vượt kịch bản đề ra trong Nghị quyết 01 của Chính phủ, thuộc top tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới trong quý I/2025.
0