Thuốc nổ được giấu trong pin máy nhắn tin và bộ đàm

Theo các nguồn tin an ninh, thuốc nổ PETN – một trong những loại chất nổ mạnh nhất đã được cài vào hộp pin của máy nhắn tin và bộ đàm, gây nên các vụ nổ kinh hoàng tại Liban.

Kết quả điều tra sơ bộ do phái đoàn thường trực của Liban tại Liên hợp quốc công bố ngày 19/9 cho thấy, các thiết bị máy nhắn tin và bộ đàm đã bị gài thuốc nổ một cách tinh vi trước khi được chuyển tới Liban.

PETN được giấu trong hộp pin khiến việc phát hiện trở nên cực kỳ khó khăn. Đáng chú ý, dù hộp pin có tách rời khỏi thiết bị thì vẫn có thể bị nỏi. Những thiết bị này bị kích nổ thông qua việc nhận tin nhắn được gửi đến.

Hình ảnh xác của các máy bộ đàm sau khi phát nổ cho thấy thiết bị này mang nhãn hiệu Icom - một thương hiệu của Nhật Bản. Tuy nhiên, công ty Icom khẳng định rằng họ đã ngừng sản xuất những thiết bị này từ nhiều năm trước và tất cả các sản phẩm hiện đang được sản xuất và lưu hành trên thị trường hiện nay đều là hàng giả.

Thuốc nổ PETN – một trong những loại chất nổ mạnh nhất đã được cài vào hộp pin của máy nhắn tin và bộ đàm.

Ông Yoshiki Enomoto - Đại diện của Icom, giải thích rằng khả năng cài thuốc nổ vào cấu phần chính của bộ đàm là rất thấp do các mạch điện tử được sắp xếp rất chật chội. Nhiều khả năng thuốc nổ đã được giấu trong hộp pin. Cộng đồng quốc tế đã nhanh chóng lên tiếng sau những vụ nổ này.

Ông Josep Borrell, người đứng đầu chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu gọi đây là những cuộc tấn công nhằm vào dân thường, đồng thời cảnh báo nguy cơ của một cuộc chiến tranh toàn diện có thể gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho Liban mà còn cho toàn bộ khu vực.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc dự kiến sẽ họp trong để thảo luận về tình hình tại Liban và tìm giải pháp giảm căng thẳng trong bối cảnh tình hình an ninh tại quốc gia này đang trở nên phức tạp hơn bao giờ hết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỹ đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm đặc biệt nhằm hỗ trợ công dân nước này tìm cách rời khỏi Israel và các quốc gia Trung Đông khác trong bối cảnh xung đột giữa Israel và Iran leo thang.

G7 đang thảo luận về khả năng tăng cường các biện pháp gây sức ép với Nga, trong đó có thể bao gồm việc mở rộng trừng phạt.

Hành trình tự lực của Iran trong phát triển quốc phòng, cũng như mối quan hệ chiến lược với Nga, đã làm nổi bật vai trò của nước này trong cục diện địa chính trị đầy biến động.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel cảnh báo Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei có thể phải đối mặt với số phận thê thảm.

Ông Trump rời G7 về nước khẩn, tuyên bố Iran không được sở hữu vũ khí hạt nhân làm dấy lên lo ngại Mỹ sẽ can dự trực tiếp vào xung đột Israel - Iran.

Cho đến nay, Iran gần như thất thế trên mọi mặt trận, nhưng nơi họ đang thua nặng nhất chính là trên báo chí truyền thông.