Thuế quan sẽ đẩy giá máy bay Mỹ tăng cao

Các biện pháp thuế quan được Tổng thống Donald Trump công bố ngày 2/4 sẽ làm tăng chi phí sản xuất máy bay của Boeing, Airbus, các linh kiện, động cơ của GE Aerospace, cùng hàng trăm sản phẩm hàng không - quốc phòng khác.

Ngành hàng không từ lâu đã là mũi nhọn xuất khẩu của nền kinh tế Mỹ. Trong hơn 45 năm qua, hàng không gần như không phải chịu thuế khi mua bán máy bay và linh kiện nhờ Hiệp định về thương mại máy bay dân dụng có hiệu lực từ năm 1980. Tuy nhiên, mức áp thuế cơ sở 10% của Mỹ lên toàn bộ các quốc gia, trong đó có những thị trường then chốt của ngành hàng không như châu Âu sẽ có tác động không hề nhỏ.

CNBC ngày 4/4 đã có bài phân tích về tác động thuế quan của Mỹ đối với ngành hàng không. Bài viết trích dẫn ý kiến của Phó Chủ tịch phụ trách các vấn đề quốc tế của Hiệp hội các ngành công nghiệp hàng không vũ trụ (AIA), tổ chức đại diện cho các tập đoàn như Boeing, GE Aerospace, Airbus cùng hàng chục doanh nghiệp khác cho rằng chắc chắn thuế quan quy mô lớn của Tổng thống Trump sẽ khiến ngành hàng không trở nên đắt đỏ hơn. Chi phí sản xuất tăng cao, người tiêu dùng sẽ chịu thiệt.

Ngày 2/4, ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với toàn bộ đối tác thương mại. Thế nhưng, mức thuế mà Tổng thống Trump muốn áp đặt với các nước cũng sẽ lại tác động ngược trở lại với các doanh nghiệp của chính nước Mỹ, trong đó có lĩnh vực hàng không. Lý do là bởi ngành hàng không từ lâu đã là mũi nhọn xuất khẩu của nền kinh tế Mỹ. Theo dữ liệu của Boeing, hơn hai phần ba đơn đặt hàng máy bay của Mỹ trong thập kỷ qua đến từ các khách hàng ngoài nước Mỹ.

Thép và nhôm – hai vật liệu thiết yếu trong sản xuất máy bay – cũng đang chịu các mức thuế riêng biệt mà ông Trump đưa ra từ đầu năm nay. Chi phí tăng thêm sẽ đè nặng lên nhà sản xuất máy bay, nhà cung cấp linh kiện – vốn vẫn đang phục hồi sau đại dịch và cuối cùng sẽ chuyển sang người tiêu dùng.

Giá để mua tàu bay thường được thỏa thuận từ rất sớm, trong khi các hãng hàng không có thể phải chờ nhiều năm mới nhận được máy bay, khiến chi phí nguyên liệu có thể thay đổi đáng kể trong thời gian đó. Hàng ngàn phụ tùng thay thế nhập khẩu cho động cơ và các bộ phận máy bay, phần lớn có nguồn gốc từ nước ngoài, cũng có thể trở nên đắt đỏ hơn.

Tình hình này có thể ảnh hưởng đến định giá máy bay trong thời gian tới. Chính sách thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Trump đang tạo ra một cơn chấn động đối với ngành hàng không– một lĩnh vực vốn được xem là trụ cột trong cán cân thương mại của Mỹ.

Đối với hàng không Việt, trước mắt, thuế quan sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến các hãng bay vì các đơn hàng mua máy bay Mỹ đã được chốt từ trước thời điểm tổng thống Trump ký ban hành thuế. Tuy vậy, nếu thuế quan được áp dụng có thể có những tác động gián tiếp đến ngành hàng không, dẫn đến giảm nhu cầu đi lại của người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hyundai đang dành ưu đãi cho khách hàng khi mua Palisade, mức giảm cao nhất lên đến gần 100 triệu đồng.

Volvo vừa công bố một đợt triệu hồi xe lớn liên quan đến gần 7.500 chiếc Plug-in Hybrid được sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2022 vì liên quan đến an toàn ở hệ thống pin.

Sau nhiều lần tiến hành thử nghiệm với các mẫu xe điện sử dụng pin được sạc từ năng lượng mặt trời, công ty Aptera Motors mới đây đã cho chạy thử phiên bản thương mại.

Đề xuất lùi thời hạn tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe pickup cabin kép là một giải pháp được nhiều đại biểu Quốc hội và người tiêu dùng cũng như các hãng sản xuất ô tô ủng hộ.

Mẫu máy bay phản lực tư nhân Global 8000 của Bombadier Canada dự kiến đi vào hoạt động từ nửa cuối năm 2025. Đây là máy bay dân dụng có tốc độ nhanh thứ hai thế giới, sau mẫu Concorde huyền thoại.

Các biện pháp thuế quan được Tổng thống Donald Trump công bố ngày 2/4 sẽ làm tăng chi phí sản xuất máy bay của Boeing, Airbus, các linh kiện, động cơ của GE Aerospace, cùng hàng trăm sản phẩm hàng không - quốc phòng khác.