Thuế quan Mỹ khiến thị trường thời trang xa xỉ chao đảo
Một năm đầy khó khăn với thương hiệu thời trang châu Âu
Mỹ là thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới, đóng góp khoảng 91 tỷ USD trong tổng doanh thu toàn cầu 413 tỷ USD của ngành vào năm 2024. Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donal Trump không chỉ làm tăng chi phí nhập khẩu mà còn đẩy giá bán lẻ lên cao, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng. Theo Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, các mức thuế mới của Trump có thể khiến mỗi hộ gia đình Mỹ chi tiêu thêm 1.200 USD mỗi năm. Đối với hàng xa xỉ, vốn đã có mức giá cao, việc tăng giá thêm có thể khiến nhóm khách hàng trung lưu khá giả - những người mua hàng xa xỉ để khẳng định vị thế xã hội, quay lưng với các thương hiệu.
Tác động này ảnh hưởng trực tiếp tới các thương hiệu lớn như Louis Vuitton, Chanel, Dior và Hermès, vốn có trụ sở chính tại châu Âu, đặc biệt là Pháp.
Tập đoàn xa xỉ lớn nhất thế giới LVMH hôm 14/4 cho biết, doanh thu quý đầu tiên của LVMH không đạt kỳ vọng do người mua sắm tại Mỹ hạn chế mua các sản phẩm làm đẹp và đồ uống trong khi doanh số bán hàng tại Trung Quốc vẫn yếu.
Tập đoàn Pháp LVMH sở hữu các thương hiệu nổi tiếng như Louis Vuitton, Dior, Tiffany & Co, chuỗi làm đẹp Sephora, thương hiệu trang sức Bulgari và rượu cognac Hennessy đã báo cáo doanh số bán hàng trong ba tháng tính đến cuối tháng 3 là 20,3 tỷ euro (23,08 tỷ USD), giảm 3%. Kết quả này thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 1% trong quý IV/2024 và kỳ vọng của các nhà phân tích về mức tăng trưởng 2% trong quý đầu tiên của năm 2025, theo ước tính của VisibleAlpha.
Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy các công ty xa xỉ có thể phải đối mặt với một năm khó khăn nữa sau thông báo áp thuế gần đây của Tổng thống Donald Trump, làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế.
Chứng chỉ lưu ký, một loại chứng khoán đại diện cho cổ phiếu của LVMH niêm yết tại New York cũng đã giảm tới 7,5% sau khi kết quả được công bố.
Bộ phận thời trang và đồ da, nơi Louis Vuitton và Dior và chiếm gần một nửa doanh số bán hàng của tập đoàn và hơn ba phần tư lợi nhuận hoạt động, đã công bố mức giảm 5% về doanh số bán hàng, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng về hiệu suất hoạt động không đổi.
LVMH cho biết doanh số bán hàng mảng mỹ phẩm và rượu cognac, thời trang và đồ da đã giảm tại Mỹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Các công ty xa xỉ của châu Âu đang trông cậy vào những người Mỹ giàu có để thúc đẩy tăng trưởng cho ngành này vào đầu năm nay vì triển vọng của Trung Quốc, một thị trường quan trọng khác vẫn trong tình trạng ảm đạm. Nhưng chính sách thuế quan của ông Trump đang làm thay đổi hành vi tiêu dùng của người Mỹ. Các mặt hàng xa xỉ, vốn đã đắt đỏ, có nguy cơ trở nên xa vời hơn với người tiêu dùng. Ngành hàng xa xỉ đang chuẩn bị cho đợt suy thoái dài nhất trong nhiều năm. Kết quả kinh doanh đã làm LVMH phải nhường vị thế là công ty xa xỉ có giá trị lớn nhất thế giới cho tập đoàn Hermès.
Lĩnh vực xa xỉ, bán các mặt hàng đắt tiền cho những người mua sắm giàu có với mức lợi nhuận cao, có vị thế tốt hơn các ngành khác để sử dụng sức mạnh định giá của mình để bảo vệ lợi nhuận trước thuế quan của Trump, bao gồm mức thuế 20% đối với hàng thời trang và đồ da của châu Âu và 31% đối với đồng hồ do Thụy Sĩ sản xuất nếu được áp dụng đầy đủ.
Tuần trước, Tổng thống Trump đã tạm dừng hầu hết các mức thuế quan của mình trong 90 ngày, thay vào đó là áp dụng mức thuế chung là 10%.
Ông Bernard Arnault, CEO của tập đoàn mới đây đã phát biểu tại cuộc họp cổ đông thường niên rằng, LVMH sẽ tập trung vào tăng trưởng ở phân khúc cao cấp nhất trong phạm vi sản phẩm của mình vì những người mua ít giàu có hơn sẽ dễ bị tổn thương hơn trước lạm phát và lãi suất tăng.
Ấn Độ: Kim cương xuất khẩu thấp nhất trong 20 năm qua
Ấn Độ là trung tâm cắt và đánh bóng kim cương lớn nhất thế giới, xử lý 90% số kim cương được chế tác trên toàn cầu. Nhưng ngành chế tác kim cương nước này cũng đang đối mặt với những khó khăn sau khi chính phủ Mỹ áp đặt thuế đối ứng dẫn đến những sự bất ổn kinh tế, đặc biệt là ở Mỹ, thị trường đá quý lớn nhất của quốc gia này. Lượng kim cương cắt và đánh bóng xuất khẩu của Ấn Độ trong năm tài khóa 2024/25, kết thúc vào tháng 3, đã chạm mức thấp nhất trong gần 20 năm qua.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ban đầu có kế hoạch áp thuế 27% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Ấn Độ từ ngày 9/4 như một phần của các khoản thuế nhắm vào hàng chục quốc gia, nhưng sau đó ông đã tuyên bố tạm dừng biện pháp này trong 90 ngày. Kế hoạch áp thuế đã gây ra một làn sóng lo lắng bao trùm Surat, thành phố lớn thứ hai ở bang Gujarat, nơi chế tác và đánh bóng hơn 80% kim cương thô của thế giới.
Khu chợ kim cương đông đúc của thành phố Surat mỗi ngày thường thu hút khoảng 10.000 thương nhân và nhà môi giới đá quý tới giao dịch. Những những ngày này hoạt động kinh doanh của chợ đã bị đình trệ.
"Hôm nay không có ai đến làm việc ở chợ vì buôn bán mặt hàng này đã lỗ tới 35 %. Chúng tôi không biết phải làm gì. Tất cả chúng tôi đều nghĩ rằng đây sẽ là một thị trường ổn định, nhưng với mức thuế này, có lẽ chúng tôi sẽ buộc phải đóng cửa”.
Ông Chetan Navadiya, nhà chế tác kim cương Ấn Độ
Mức thuế quan cao của Mỹ đe dọa làm suy yếu hoạt động xuất khẩu đá quý và đồ trang sức đang bùng nổ của đất nước, khiến sinh kế của hàng nghìn công nhân gặp rủi ro.
"700.000 đến 800.000 thợ thủ công và những người liên quan đến ngành công nghiệp này có thể tnhận thấy rõ tác động của chính sách thuế quan mới đối với cuộc sống hàng ngày của họ. Kim cương đánh bóng được xuất khẩu có thể trở nên đắt hơn và nhu cầu về chúng có thể sẽ giảm đi".
Ông Jagdish Khunt, Chủ tịch Hiệp hội kim cương Surat
Xuất khẩu kim cương của Ấn Độ đã giảm xuống còn 13,3 tỷ USD trong năm 2024-25, giảm 16% so với năm ngoái và tổng xuất khẩu đá quý và đồ trang sức trong năm tài chính 2024-2025 cũng đã giảm xuống còn 28,5 tỷ USD. Thị trường Mỹ, chiếm gần 10 tỷ USD, khoảng 30,4%, kim ngạch xuất khẩu đá quý và đồ trang sức hàng năm của Ấn Độ. Chính sách thuế quan mới đã làm giảm nhu cầu của người Mỹ về mặt hàng xa xỉ này.
Triển vọng kinh doanh giảm sút cũng đặt ra câu hỏi về tương lai của sàn giao dịch kim cương Surat, được khánh thành vào năm 2023, nơi đã từng tạo ra hàng nghìn việc làm mới và đóng vai trò là trung tâm nhộn nhịp của ngành thương mại kim cương.
Được xây dựng trên diện tích hơn 61 ha, sàn giao dịch này được cho là tòa nhà văn phòng lớn nhất thế giới, vượt qua Lầu Năm Góc, nhưng hiện tại phần lớn vẫn bỏ trống trước những thay đổi hiện nay. Sau khi kim cương cắt và đánh bóng xuất khẩu giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong gần hai thập kỷ do nhu cầu chậm chạp từ Mỹ và Trung Quốc, các nhà kim hoàn Ấn Độ đang hướng đến các thị trường vùng Vịnh và châu Âu nhưng triển vọng vẫn không mấy sáng sủa.
Nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ lao đao vì thuế quan
Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump được công bố vào ngày 2/4, với mức thuế 31% áp lên hàng nhập khẩu từ Thụy Sĩ, đã làm rung chuyển ngành công nghiệp đồng hồ xa xỉ của quốc gia này. Là thị trường xuất khẩu lớn nhất của đồng hồ Thụy Sĩ, Mỹ chiếm hơn 16,8% tổng kim ngạch xuất khẩu trị giá hơn 50 tỷ USD trong năm 2024. Cho dù Mỹ đã gia hạn 90 ngày cho việc thực hiện thuế quan, nhưng các nhà sản xuất đồng hồ đã cảm nhận được những tác động rõ rệt khi doanh số sụt giảm và thị trường bất ổn.
Khi ông Sacha Davidoff, nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ đã chuẩn bị ba chiếc đồng hồ để vận chuyển đến Mỹ vào đầu tháng 4. Ông đã nhận được cảnh báo từ công ty vận chuyển rằng, thuế suất có thể thay đổi sau thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về thuế quan.
Ông vội vã tìm hiểu về mức thuế mới được áp lên các mặt hàng đồng hồ của ông. Ông nhận ra rằng, những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ cổ điển xuất khẩu từ cửa hàng của mình ở khu phố cổ Geneva, với giá bán lẻ trung bình khoảng 23.000 USD, có thể phải chịu thêm gần 7.000 USD tiền thuế.
Ông Davidoff bán trung bình 250 chiếc đồng hồ cổ điển của Rolex, Piaget và Patek Philippe mỗi năm và thị trường Mỹ chiếm 60% doanh thu của ông. Với chi phí nguyên liệu thô như vàng tăng, đẩy giá đồng hồ lên, thuế quan có thể khiến giá cả tăng thêm.
“Cảm giác như chúng ta đang quay lại thời Chiến tranh Lạnh. Nó sẽ khiến thị trường hoàn toàn đóng băng, hoặc rơi tự do”,
Ông Sacha Davidoff, nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ
Mỹ là thị trường xuất khẩu đồng hồ lớn nhất của Thụy Sĩ, chiếm 16,8% tổng kim ngạch xuất khẩu trị giá hơn 50 tỷ USD, theo báo cáo từ Liên đoàn Công nghiệp Đồng hồ Thụy Sĩ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 đã công bố con số rằng, Mỹ sẽ áp thuế 31% đối với hàng nhập khẩu từ Thụy Sĩ. Mức thuế này được hoãn lại trong 90 ngày. Tuy nhiên 3 tháng ngắn ngủi không làm cho ông Davidoff cũng như nhiều nhà sản xuất đồng hồ khác vơi bớt lo lắng
Công ty Le Cercle có trụ sở tại Neuchatel sản xuất các bộ phận nhỏ bên trong đồng hồ - được gọi là bộ máy và cơ chế phức tạp - cho các thương hiệu đồng hồ lớn.
Các nhà sản xuất và bán đồng hồ đặc biệt lo ngại vì Mỹ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành điểm đến hàng đầu cho đồng hồ Thụy Sĩ kể từ đại dịch Covid-19 năm 2021.
“Thị trường Mỹ cực kỳ quan trọng đối với ngành đồng hồ Thụy Sĩ. Đây là thị trường số một, với tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tỷ USD trong năm 2024. Với khả năng thị trường nội địa Trung Quốc chậm lại, những nhà sản xuất đồng hồ đều cảm thấy lo lắng".
Ông David Sadigh, nhà sáng lập kiêm CEO của Digital Luxury
Theo Liên đoàn Công nghiệp Đồng hồ Thụy Sĩ, từ năm 2023-2024, xuất khẩu đồng hồ Thụy Sĩ sang Mỹ tăng 5% so với năm trước, trong khi thị trường Trung Quốc giảm 25% xuống 2,33 tỷ USD. Theo Singh, các thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ cấp thấp hơn như Tag Heuer được ưa chuộng tại tại Mỹ có thể bị ảnh hưởng nặng nhất, tác động có thể lan rộng.
Thụy Sĩ nổi tiếng với những chiếc đồng hồ đắt đỏ nhất thế giới. Vacheron Constantin, một trong những nhà sản xuất đồng hồ lâu đời nhất nước này mới đây đã ra mắt một chiếc đồng hồ đeo tay mới tại Triển lãm Watches and Wonders, với hơn 41 cơ chế phức tạp và 1.521 linh kiện. Hầu hết các công đoạn chế tác đều được thực hiện thủ công ngoại trừ phần hoàn thiện cuối cùng. Nó được xem là chiếc đồng hồ đeo tay phức tạp nhất từng được chế tác, đánh dấu một cột mốc mới trong lịch sử hơn 270 năm của thương hiệu.
Ngoài việc giới thiệu những sản phẩm mới, các thương hiệu xa xỉ toàn cầu đang áp dụng nhiều chiến lược để giảm thiểu tác động như chuyển chi phí sang khách hàng giàu có, tận dụng kênh bán hàng trực tiếp, đến đa dạng hóa chuỗi cung ứng và thúc đẩy thị trường second-hand, các thương hiệu. Tuy nhiên, với nguy cơ suy thoái kéo dài và bất ổn kinh tế toàn cầu, ngành công nghiệp xa xỉ cần tiếp tục linh hoạt và sáng tạo để duy trì vị thế trong bối cảnh thương mại quốc tế đầy biến động.
Dù tương lai còn nhiều điều khó lường, ngành thời trang xa xỉ vẫn có tiềm năng phục hồi nếu biết tận dụng các cơ hội từ công nghệ, bền vững, và các thị trường mới. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo, và khả năng thích nghi nhanh chóng trong một thế giới kinh tế đầy biến động. Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump không chỉ là một thách thức mà còn là cơ hội để ngành thời trang xa xỉ tái định hình bản thân, tìm hướng đi mới, hướng tới một tương lai bền vững và đa dạng hơn.


Tiến trình đàm phán giữa Mỹ và Iran về giải pháp cho vấn đề chương trình hạt nhân của Iran đã tiến triển thuận lợi cho dù những gì đạt được mới chỉ là những bước đi dò dẫm ban đầu.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa tiếp tục dính nghi vấn lộ kế hoạch mật liên quan tới các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen trong cuộc trò chuyện trên nhóm trò chuyện Signal.
Quân đội Israel ngày 20/4 đã thừa nhận có những sai sót về mặt chuyên môn trong vụ nổ súng khiến 15 nhân viên cứu hộ Palestine ở Gaza thiệt mạng vào tháng trước, đồng thời sa thải một phó chỉ huy thực địa sau cuộc điều tra.
Đức đã công bố một gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, bao gồm xe bọc thép, tên lửa phòng không và lựu pháo, cùng nhiều vũ khí khác.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/4 cho biết, ông hy vọng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận trong tuần này để chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Việc hai thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng mức áp thuế hàng nhập khẩu đáp trả nhau sẽ khiến ngành công nghiệp hàng xa xỉ phải trải qua một năm đầy chông gai.
0