Thuế đối ứng và cách ứng phó của doanh nghiệp Việt
Theo VCCI, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn khi chiếm 29% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Việc Hoa Kỳ đưa ra mức thuế đối ứng cao (46%) khiến dự báo GDP năm nay sẽ có thể giảm từ 1,2 đến 2,5% so với mục tiêu đặt ra là 8%, về mức 5,5 đến 6%. Cùng với đó, việc áp thuế cũng kéo theo sự đứt gãy chuỗi cung ứng, giảm việc làm và gây ra nhiều hệ lụy cho thương mại toàn cầu.
Trước khó khăn này, VCCI đưa ra bốn khuyến nghị cho doanh nghiệp, gồm: đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chuỗi cung ứng; phát triển thị trường nội địa; thúc đẩy hợp tác song phương với Hoa Kỳ; nâng cao năng lực thể chế và cơ sở hạ tầng, cải thiện hệ thống logistics và chất lượng nguồn nhân lực để gia tăng khả năng cạnh tranh, sẵn sàng ứng phó với các biến động toàn cầu.
Về chiến lược lâu dài, VCCI cho rằng, doanh nghiệp cần tái cơ cấu thị trường xuất khẩu, giảm phụ thuộc vào một thị trường lớn; tận dụng các FTA thế hệ mới; cải tiến mô hình sản xuất theo hướng bền vững; xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh.


FiinGroup cho rằng, trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay, việc lựa chọn cổ phiếu cần dựa trên ba yếu tố then chốt.
Cổ phiếu VIC bị nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh với khối lượng 61,87 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 4.446 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.
Giá vàng trong nước ngày 19/4 bất ngờ lao dốc không phanh với mức giảm lên tới 8,5 triệu đồng/lượng so với mức đỉnh ngày 18/4, khiến nhiều nhà đầu tư hoang mang.
Các chuyên gia cho rằng tăng nội lực chính là con đường để tăng sức bền, giúp kinh tế Việt Nam đứng vững trong một thế giới nhiều biến động.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 19/4 đã tổ chức Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”.
0