Thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch hàng hoá Việt Nam - Trung Quốc
Tháng 11 vừa qua, sau hơn 5 năm đàm phán, lần đầu tiên các sản phẩm tổ yến của Việt Nam đã chính thức có được giấy thông hành vào thị trường Trung Quốc. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với ngành Nông nghiệp Việt Nam trong nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu nông sản, đồng thời đây cũng là một dấu mốc quan trọng đối với ngành yến của Việt Nam.
Hiện nay, cả nước ta có 42/63 tỉnh có nuôi chim yến với trên 22.000 nhà yến. Sản lượng tổ yến khoảng 150 tấn, giá trị trên 600 triệu USD nhưng hiện Việt Nam mới chỉ 1 doanh nghiệp được xuất khẩu yến chính ngạch sang Trung Quốc. Yến Việt Nam sạch và có chất lượng cao. Trung Quốc là một trong những thị trường tiềm năng nhất thế giới, với dân số hơn 1,4 tỷ người và có nhu cầu rất lớn về tổ yến và các sản phẩm từ yến.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại, thị trường nhập khẩu lớn nhất và xuất khẩu thứ hai của Việt Nam. Tuy nhiên hàng Việt xuất sang Trung Quốc mới chủ yếu qua đường tiểu ngạch, giá trị thấp, bởi vậy việc đẩy nhanh chuyển sang xuất chính ngạch là việc cần làm ngay và làm sớm
11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc ước đạt 55,98 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc là thị trường duy nhất trong số các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đạt mức tăng trưởng dương.
Nếu sản lượng tổ yến 150 tấn của Việt Nam đến được với người dân Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu giữa 2 nước sẽ còn tăng trưởng cao hơn nữa.


Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.
Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.
Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.
Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
0