Thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới trong ASEAN
Thông tin được các diễn giả chia sẻ tại hội thảo "Tìm kiếm giải pháp đột phá thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực ASEAN" do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương, phối hợp với TikTok tổ chức sáng nay tại Hà Nội.

Hội thảo thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới trong ASEAN
Bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương, khẳng định thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới là một trong những ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế của các quốc gia trong khu vực ASEAN.
Thống kê của hãng nghiên cứu Statista, thương mại điện tử xuyên biên giới đang chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu thương mại điện tử tại các quốc gia Đông Nam Á, Thái Lan 30%, Việt Nam 37%, Malaysia 44% và Singapore 60%.

Việt Nam là nước khởi xướng Chương trình mua sắm trực tuyến ASEAN Online Sale Day. Việt Nam cũng là một trong những nước có tỷ lệ doanh nghiệp hưởng ứng cao nhất trong khối, trung bình khoảng 300 doanh nghiệp mỗi năm.
Ông Nguyễn Lâm Thanh, đại diện TikTok Việt Nam, nhận định người tiêu dùng trong khối sẽ không chỉ tiêu thụ hàng hóa vật lý mà cả hàng hóa phi vật thể của nhau.
ASEAN Online Sale Day 2024 sẽ diễn ra từ ngày 8/8 - 10/8 với sự tham gia của nhiều sàn thương mại điện tử lớn, tạo không gian rộng hơn và đa dạng hơn cho các doanh nghiệp ASEAN kết nối với khách hàng trong khu vực. Đây là năm thứ 10 diễn ra sự kiện này.


Việc đưa ra các chính sách rõ ràng, cụ thể, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện EPR là rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.
Cuộc tranh cãi xoay quanh bản quyền tác giả của bức ảnh nổi tiếng "Em bé Napalm" - bức ảnh gắn liền với tên tuổi của phóng viên ảnh Nick Út (một người Việt, làm việc cho hãng thông tấn AP) khiến nhiều người liên tưởng đến câu chuyện của ý kiến kiểm toán. Sự tương đồng giữa hai câu chuyện là gì?
Theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước, hành vi cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản ngân hàng có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, gấp 2-4 lần so với hiện hành.
Thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng trong năm 2024 đạt 5,4 triệu đồng theo giá hiện hành, tăng 9,1% so với năm 2023.
Lợi nhuận sau thuế quý I/2025 của VEAM giảm 11% so với cùng kỳ, còn 1.277 tỷ đồng, mức giảm tuyệt đối là 158 tỷ đồng. Vậy, tín hiệu sau khi VEAM giảm lợi nhuận là gì?
Hình thức thuế khoán, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho hộ kinh doanh phát triển lên doanh nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm, tranh luận của các đại biểu trước khi bấm nút thông qua nghị quyết vào sáng 17/5.
0