Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp trong trường đại học
Giới thiệu sản phẩm, thuyết trình về chiến lược kinh doanh sản phẩm, phản biện trước hội đồng ban giám khảo, 8 dự án khởi nghiệp của các bạn sinh viên Trường Đại học Thương mại đã xuất sắc nhận được sự công nhận của ban giám khảo. Trải qua thời gian 7 tháng nghiên cứu, mong muốn của sinh viên là có thể biến ý tưởng thành sự thực, góp ích cho xã hội.
Sinh viên Hoàng Công Minh, thành viện đội “Chắp cánh cho em” chia sẻ: "Dự án của nhóm chúng tôi hướng tới nhóm đối tượng là các em đặc biệt, cụ thể là trẻ em bại não. Nhóm chúng tôi mong muốn rằng sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi để các em có thể vừa được chăm sóc, học tập cũng như là trị liệu. Nhóm chúng tôi đã ấp ủ dự án này trong thời gian rất dài. Từ khi dự án được bắt đầu, hình thành, trưởng thành hơn, chúng tôi quyết định đăng ký tham gia cuộc thi khởi nghiệp năm nay để có thể chứng minh bản thân".
Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ngày nay là động lực, nguồn lực quan trọng trong phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Và một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện mục tiêu là thúc đẩy mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp trong trường đại học. Mỗi cuộc thi khởi nghiệp sẽ là nền tảng vững chắc để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp cho các bạn sinh viên.
Ông Trần Văn Minh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội, cho hay: "Chúng tôi đánh giá rất cao những dự án khởi nghiệp năm nay về ý tưởng mới, lạ, khác biệt và có sự tìm tòi của các bạn sinh viên. Các bạn rất là tâm huyết, quyết liệt, kiên trì, chịu khó để tìm ra những ý tưởng mới. Và những ý tưởng đấy cũng hình thành những sản phẩm và kỳ vọng nó có thể đưa vào áp dụng trong thực tiễn, trong quá trình kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị cho cộng đồng".
Khởi nghiệp từ giảng đường là điều mà nhiều sinh viên đang huớng tới. Song từ ý tưởng đến hiện thực lại là một chặng đường dài. Những cuộc thi khởi nghiệp sẽ là bệ đỡ giúp sinh viên từng bước hiện thực hoá các dự án của mình.


Đến nay các địa phương đã chốt phương án tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2025 - 2026. Trong đó có ba tỉnh tổ chức xét tuyển (chỉ thi tuyển với trường chuyên) gồm Vĩnh Long, Gia Lai, Cà Mau.
Các trường đại học năm nay vẫn dành hàng nghìn chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển học bạ, chủ yếu xét dựa vào điểm trung bình 6 học kỳ hoặc điểm cả năm lớp 12.
Với quyết định miễn học phí từ bậc mầm non đến hết cấp trung học phổ thông công lập trên toàn quốc, nhiều cơ hội học tập và sự bình đẳng sẽ được mở ra với tất cả các em học sinh.
Làm thế nào để bảo vệ những nhà giáo chân chính, giữ gìn sự tôn trọng của xã hội với nghề giáo trong bối cảnh hiện nay? Đài Hà Nội đã có cuộc trao đổi về vấn đề này với TS. Hoàng Trung Học - Chuyên gia tâm lý học trường học, Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục.
Quy định mới về dạy thêm, học thêm hướng tới bảo vệ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nâng cao ý thức của giáo viên để nói "không" với dạy thêm trái quy định.
Cuộc thi “Sứ giả du lịch” năm học 2024-2025 dành cho học sinh các trường THCS trên địa bàn quận Ba Đình đã góp phần lan tỏa tinh thần yêu nước, yêu Hà Nội.
0