Thủ tướng Singapore đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ngay khi đến Hà Nội, Thủ tướng Lý Hiển Long đã có chuyến đi dạo phố đi bộ Hồ Gươm, khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và thăm quan đền Ngọc Sơn.

Chiều tối 27/8, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27 - 29/8 theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Lý Hiển Long lần này đánh dấu kỷ niệm 50 năm Việt Nam - Singapore thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2023) và 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước (2013 - 2023).

Vào tối  qua (27/8), ngay sau khi đặt chân đến Hà Nội, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã có những hoạt động đầu tiên tại Việt Nam với việc thưởng thức ẩm thực Thủ đô và có những phút thư giãn dạo quanh phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (áo trắng) tối 27/8 dạo bộ quanh Hồ Gươm. Ảnh: Vnexpress

Tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, hòa mình vào dòng người đến đây vui chơi, tham quan vào dịp cuối tuần, trong trang phục giản dị không áo vest, không cà vạt, Thủ tướng Singapore thể hiện sự thích thú khi chứng kiến các hoạt động ngoài trời của người dân Việt Nam.

Trên hành trình dạo bước từ Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục đến Đền Ngọc Sơn, Thủ tướng Lý Hiển Long đôi lúc dừng chân chụp ảnh phố phường Thủ đô.

Ảnh: TTXVN

Những nhà hàng đông đúc khách, đền Bà Kiệu, đền Ngọc Sơn, cảnh vật và các hoạt động vui chơi của người dân đều được vị Thủ tướng Singapore ghi lại bằng điện thoại di động cá nhân.

Nhiều người nhận ra Thủ tướng Lý Hiển Long và đã hô to tên ông, đáp lại ông vui vẻ vẫy tay chào.

Thủ tướng Lý Hiển Long vẫy chào người dân tại Hồ Gươm.Ảnh: Vnexpress

Từ đường Đinh Tiên Hoàng, Thủ tướng Lý Hiển Long dừng chân khá lâu để ngắm nhìn cầu Thê Húc với những ánh đèn rực rỡ về đêm.

Thăm và dâng hương tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Ngọc Sơn, ngôi đền cổ có từ thế kỷ 19 - một trong những di tích rất nổi tiếng của Hà Nội, Thủ tướng Lý Hiển Long cùng quan chức Singapore đã nghe giới thiệu về sự tích Hồ Hoàn Kiếm, thăm các gian thờ trong đền, xem tiêu bản Rùa được trưng bày nơi đây.

Thủ tướng Lý Thủ tướng Lý Hiển Long dùng điện thoại chụp ảnh trên cầu Thê Húc. Ảnh: Vnexpress

Thời gian qua, không gian xung quanh Hồ Hoàn Kiếm là một trong những điểm đến thường được các nhà lãnh đạo nước ngoài đưa vào lịch trình thăm Hà Nội, Việt Nam, bởi nơi đây được ví là “Trái tim của Thủ đô,” nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa ngàn năm văn hiến của Thăng Long-Hà Nội.

Thủ tướng Cộng hòa Singapore ghi lại những hình ảnh, nét văn hóa của Thủ đô. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Theo lịch trình, sáng nay 28/8, Thủ tướng Lý Hiển Long sẽ dự lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì. Hai Thủ tướng sau đó sẽ hội đàm và chứng kiến ký kết một số văn kiện hợp tác.

Chiều cùng ngày, ông Lý Hiển Long sẽ hội kiến với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Ngày 29/8, Thủ tướng Lý Hiển Long và Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ đồng chủ trì một loạt các hoạt động như dự Hội nghị thúc đẩy triển khai thực hiện các dự án hợp tác đầu tư Việt Nam - Singapore; gặp gỡ các sinh viên tiêu biểu và ăn trưa cùng sinh viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội; dự phiên đối thoại giữa lãnh đạo trẻ hai nước với các Bộ trưởng.

Chuyến thăm lần này của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long là chuyến thăm thứ 5 của ông tới Việt Nam trên cương vị Thủ tướng, cho thấy sự gần gũi, gắn kết giữa Singapore và Việt Nam. Trong chuyến thăm lần này, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ dự một loạt các sự kiện quan trọng thể hiện sự hợp tác toàn diện, tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam và Singapore.

 Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

"Nếu như báo cáo chính trị là ngọn đuốc soi đường, thì báo cáo kinh tế - xã hội phải là cẩm nang hành động", Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ trong buổi làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng ngày 17/3.

Việc sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện sẽ giúp giảm bớt sự cồng kềnh trong hệ thống hành chính, điều này đòi hỏi công tác chọn lựa nhân sự lãnh đạo cấp xã phải hết sức cẩn trọng.

Trong buổi làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Báo cáo kinh tế - xã hội Đại hội XIV phải là cẩm nang hiện thực hóa mục tiêu phát triển với giải pháp cụ thể để tăng trưởng kinh tế.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế - Xã hội, Đại hội XIV của Đảng, đảm bảo phải thực sự là cẩm nang hành động để hiện thực hóa mục tiêu đưa đất nước phát triển giàu mạnh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì phiên họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội cho ý kiến về một số nội dung quan trọng về việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy vào sáng nay (17/3).

Hệ thống lý luận của Đảng cần có cách làm mới, đột phá trong nhận thức, khơi dậy, phát huy mạnh mẽ sức mạnh, tinh thần và ý chí con người Việt Nam.