Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11

Thủ tướng nhận định thời gian tới, dự báo tình hình vẫn khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải nắm chắc tình hình, xử lý linh hoạt, nhất là chỉ còn 1 tháng nữa để hoàn thành các chỉ tiêu năm 2022.

Sáng 1/12, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 11/2022.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 11/2022.

Dự Phiên họp có các Phó Thủ tướng: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng dự phiên họp.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết tháng 11, trong nước có nhiều sự kiện quan trọng như Hội nghị quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh các vùng kinh tế, đô thị; Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngày Pháp luật Việt Nam; Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX...

Trong khi đó, tình hình thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó lường với các yếu tố rủi ro ngày càng gia tăng, tác động lớn trên quy mô toàn cầu; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, sâu sắc; lạm phát toàn cầu cao; nhiều quốc gia tăng lãi suất kéo dài và thắt chặt chính sách tiền tệ; nhiều đồng tiền tiếp tục mất giá; rủi ro tài chính, tiền tệ, nguy cơ mất an ninh năng lượng, lương thực; một số nền kinh tế có nguy cơ suy thoái...

Trong nước, thực hiện biện pháp chấn chỉnh một số thị trường để hoạt động đúng thực chất, lành mạnh, như thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, ngân hàng; xuất hiện hiện tượng thiếu xăng dầu cục bộ, khan hiếm thuốc, vật tư y tế.

Trước diễn biến đó, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương theo dõi nắm chắc, đánh giá đúng tình hình, đưa ra các mục tiêu, giải pháp phù hợp.

Chính phủ đã thành lập các tổ công tác để xử lý những vấn đề nảy sinh như về thị trường vốn, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp; thiếu thuốc, sinh phẩm y tế, xăng dầu...

Nhờ đó, mặc dù có nhiều khó khăn, song chúng ta vẫn kiểm soát được tình hình; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; các cân đối lớn đảm bảo, trong đó bội thu hơn 276.000 tỷ đồng, xuất siêu hơn 10 tỷ USD...

Tình hình chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội đảm bảo; độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; đối ngoại được tăng cường; các vấn đề văn hóa - xã hội được quan tâm.

Thủ tướng nhận định thời gian tới, dự báo tình hình vẫn khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải nắm chắc tình hình, xử lý linh hoạt, nhất là chỉ còn 1 tháng nữa để hoàn thành các chỉ tiêu năm 2022 do Quốc hội giao.

Cùng với đó tiếp tục xử lý triệt để các vấn đề mới nổi lên như thiếu xăng dầu cục bộ, thiếu thuốc, sinh phẩm y tế, ổn định, an toàn, bền vững các loại thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đảm bảo cho nhân dân đón Tết an toàn, vui tươi, không để thiếu hàng hóa và không bị tăng giá bất hợp lý.

Tại phiên họp, Chính phủ sẽ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2022; tình hình thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tình hình giải ngân vốn đầu tư công 11 tháng năm 2022; tình hình triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Đặc biệt, Chính phủ xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng nhu cầu kinh phí ngân sách nhà nước phải chi trả để thực hiện miễn học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông công lập và hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông dân lập, tư thục ước tính khoảng 30,6 nghìn tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Lễ khởi công Dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên - Trump International Hung Yen, chiều 21/5.

Hải Phòng phải xác định đúng, đầy đủ, sâu sắc, toàn diện các giá trị đặc trưng gắn với lịch sử vùng đất, lịch sử văn hóa, con người, các điều kiện tự nhiên, tiềm năng, lợi thế, mức độ phát triển của địa phương.

Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc gặp và làm việc với lãnh đạo các Tập đoàn Excelerate, Lockheed Martin, Space X và Google.

Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% áp dụng đồng loạt cho tất cả hàng hóa, dịch vụ thay vì loại trừ một số nhóm như đề xuất của Chính phủ.

Việc sửa đổi 4 luật liên quan sẽ thúc đẩy hiệu quả hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.